Michigan gồng mình chống bệnh hiếm giữa dịch Covid-19

Sau nhiều tháng nỗ lực ngăn chặn đại dịch Covid-19, quan chức ở Michigan, Mỹ phải căng mình chống lại căn bệnh khác có khả năng gây tử vong cao hơn: viêm não ngựa miền Đông (EEE).

Đây là căn bệnh xuất hiện chủ yếu ở ngựa và lây truyền qua muỗi.

Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Michigan hôm 17/9 cho biết họ đã tăng cường phun thuốc chống muỗi trên không vào ban đêm ở các khu vực có nguy cơ cao phía tây Michigan. Cơ quan này nghi ngờ 28 con ngựa và một người đã mắc bệnh EEE ở 11 quận trong bang, theo Reuters.

Theo Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh (CDC), bệnh EEE hiện diện trên khắp miền Đông nước Mỹ cũng như vùng Trung Tây, nhưng nói chung hiếm gặp ở người.

Căn bệnh này có tỷ lệ tử vong là 30% và cũng gây ra tổn thương thần kinh lâu dài. Tính đến ngày 9/9, chỉ có 5 người ở Mỹ được chẩn đoán mắc bệnh vào năm 2020, theo dữ liệu của CDC. Thống kê này không bao gồm ca nghi nhiễm ở Michigan.


Muỗi có thể truyền virus gây bệnh viêm não ngựa miền Đông. Hình ảnh trên kính hiển vi này cho thấy tuyến nước bọt của muỗi bị nhiễm virus EEE (màu đỏ). (Ảnh: CDC).

Giới chức Michigan đang cố gắng phản ứng nhanh chóng để ngăn khả năng bùng phát dịch. Cơ quan y tế Michigan cho biết các máy bay bắt đầu phun Merus 3.0, một loại thuốc trừ sâu có nguồn gốc từ thực vật, tại các khu vực của bang vào đêm 16/9. Bang này đã phun thuốc trừ sâu trên hơn 202.000 ha vào năm 2019.

Khi liên lạc với cơ quan y tế của bang, người dân sẽ nghe thấy tin nhắn thoại tự động thông báo họ không được phép lựa chọn không tham gia phun thuốc.

Giới chức địa phương từng lên tiếng lo ngại về những tác động tiềm ẩn của thuốc trừ sâu, bao gồm cả khả năng gây hại cho ong mật. Michigan năm 2019 cho phép người dân lựa chọn không tham gia vào việc phun thuốc.

Bang Michigan cho biết "không có nguy cơ sức khỏe" từ thuốc trừ sâu khi công bố kế hoạch phun thuốc hôm 14/9. Tuy nhiên, bang này cảnh báo người dân nên che chắn ao cá cảnh và xem xét hủy bỏ các hoạt động ngoài trời để giảm thiểu nguy cơ bị muỗi đốt.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nắng nóng dễ bị bệnh gì?

Nắng nóng dễ bị bệnh gì?

Tiêu chảy, ngộ độc thức ăn, nhồi máu cơ tim, đột quỵ là bệnh dễ xảy ra trong thời tiết nắng nóng kéo dài hiện nay.

Đăng ngày: 12/04/2025
Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Đăng ngày: 11/04/2025
Giá trị dinh dưỡng của măng và ngộ độc măng

Giá trị dinh dưỡng của măng và ngộ độc măng

Măng là một thức ăn được nhân dân ta dùng rất phổ biến. Tuy vậy khi ăn măng tươi chúng ta cần chú ý đề phòng ngộ độc vì trong măng có một chất độc gọi là glucozit sinh acid xyanhydric. Khi gặp men tiêu hoá trong dạ dày, gặp chất chua, glucozit bị thu

Đăng ngày: 10/04/2025
Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Đăng ngày: 06/04/2025
Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?

Đăng ngày: 06/04/2025
Cách nhận biết bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư

Cách nhận biết bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư

Thông tin bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư đang khiến người tiêu dùng hoang mang. Ái ngại hơn, mặt hàng này nhan nhản ở thị trường Việt.

Đăng ngày: 06/04/2025
Top 8 thực phẩm không nên ăn cùng tôm để tránh gây rắc rối cho sức khỏe

Top 8 thực phẩm không nên ăn cùng tôm để tránh gây rắc rối cho sức khỏe

Tôm ít chất béo và protein cao gấp từ vài lần đến vài chục lần so với thịt, cá, trứng và các sản phẩm từ sữa. Tôm tốt là vậy, nhưng trong cuộc sống, chúng ta phải chú ý đừng ăn tôm với 8 thứ cấm kị này.

Đăng ngày: 05/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News