Miền Bắc rét đậm đến Tết ông Công ông Táo
Miền Bắc đã bước vào đợt rét đậm, rét hại mới và khả năng sẽ còn kéo dài đến Tết ông Công, ông Táo.
Đến sáng nay (29/1), không khí lạnh tăng cường đã bao trùm miền Bắc, trời dứt mưa, đường sá khô ráo nhưng trời lại chuyển rét sâu rõ rệt.
Xét trên toàn miền, đợt rét này chưa bằng đợt rét trước nhưng riêng tại Mẫu Sơn - Lạng Sơn, lần đầu tiên trong mùa Đông năm nay, nhiệt đã giảm xuống mức - 1,4 độ. Một lớp băng giá mỏng đã phủ kín khắp cành cây, ngọn cỏ. Đến gần 10h sáng nay, băng vẫn còn trắng xóa.
Giai đoạn rét nhất của đợt sẽ là từ nay đến ngày 1/2.
Không chỉ Mẫu Sơn mà trong những ngày rét tới, các điểm vùng núi cao trên 1.500m như Sìn Hồ, đỉnh Fansipan cũng đều được cảnh báo có khả năng xuất hiện băng giá. Những ngày dễ xuất hiện nhất là từ nay đến ngày 1/2.
Đáng nói, đợt rét đậm, rét hại này ở miền Bắc có thể kéo dài đến Tết ông Công, ông Táo vì không khí lạnh sẽ liên tiếp được tăng cường mạnh vào đêm mai (30/1) và ngày 2/2.
Giai đoạn rét nhất của đợt sẽ là từ nay đến ngày 1/2, trời nhiều mây, âm u khiến nhiệt độ ngày đêm đều ở mức thấp. Ban đêm nhiệt độ từ 8 - 12 độ, vùng núi chỉ từ 7 - 9 độ, có nơi dưới 3 độ. Còn ban ngày, nhiệt độ trong khoảng 15 - 19 độ. Từ ngày mùng 2 đến 7/2 tức là 22 tháng Chạp, trời có thể hửng nắng vào trưa chiều, nhiệt độ có thể nhích lên 17 - 23 độ, nhưng lưu ý về đêm và sáng trời vẫn rét sâu với mức nhiệt dưới 13 độ.
Không khí lạnh tăng cường liên tiếp cũng sẽ gây ra một đợt rét dài cho các tỉnh Bắc miền Trung. Nhiệt độ thấp nhất từ nay đến 7/2 ở khu vực từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế là 10 - 15 độ. Còn ban ngày nhiệt độ sẽ dao động từ 17 - 22 độ.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Vì sao biển thường có màu xanh?
Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Núi lửa là gì? Núi lửa được hình thành như thế nào?
Núi lửa đã gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến đời sống của những người đang sống trong vùng gần cửa miệng của hiện tượng này. Nhưng đã bao giờ bạn tử hỏi núi lửa là gì không?
