Miền Bắc rét kỷ lục từ đầu đông

Chuyên gia khí tượng nhận định miền Bắc đang trải qua đợt rét hại kỷ lục từ đầu đông, nhiệt độ giảm sâu gây hiện tượng băng giá, mưa tuyết ở vùng núi cao.

Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường mạnh, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã xảy ra rét hại trên diện rộng. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa nhỏ vài nơi, các tỉnh Trung Trung Bộ tiếp tục có mưa rải rác.

Khu vực Bắc Bộ và các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế trời tiếp tục rét đậm, rét hại. Vùng núi cao có băng giá, có nơi có khả năng xảy ra mưa tuyết với nhiệt độ thấp nhất ở vùng đồng bằng phổ biến 7-10 độ C, vùng núi 4-7 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ C.

Miền Bắc rét kỷ lục từ đầu đông
Dự báo nhiệt độ thấp nhất tại một số khu vực ở miền Bắc trong những ngày tới. (Nguồn: NCHMF. Ảnh: Trà My).

Trao đổi với PV, ông Trần Quang Năng, Trưởng phòng Dự báo hạn ngắn, thuộc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Trung ương, khẳng định miền Bắc đang trải qua đợt rét đậm kỷ lục từ đầu đông đến nay. Rét đậm rét hại kéo dài nhiều ngày và còn tiếp diễn trong 4-5 ngày tới.

Cũng theo ông Năng, từ ngày 1/2, các tỉnh miền núi có thể không còn tình trạng mưa tuyết, song hiện tượng băng giá vẫn xuất hiện. Vị Trưởng phòng dự báo trong những ngày tới, nhiệt độ ban đêm vẫn khá thấp khoảng 9-10 độ C, ban ngày dao động 14-15 độ C.

Lý giải cho tình trạng rét hại dài ngày, ông Trần Quang Năng cho biết không khí lạnh ở vùng Siberia (Nga) mở rộng, tràn qua Trung Quốc, liên tục dồn về nước ta.

Dự báo về tình hình thời tiết tuần sau, ông Năng thông tin nhiệt độ ban đêm ở miền Bắc sẽ giảm sâu ở mức 6-7 độ C gây cảm giác rét buốt, ban ngày trời nắng ấm, hanh khô.

Ông Năng nhấn mạnh người dân cần lưu ý giữ ấm thân thể, tay chân để tránh nhiễm lạnh. Đặc biệt, ông khuyến cáo cần tăng cường chống rét cho người và vật nuôi ở vùng núi, nhất là những khu vực có băng giá, mưa tuyết.

Bên cạnh đó, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Trung ương cảnh báo ngày 2/2, không khí lạnh được tăng cường mạnh trở lại. Đợt rét đậm, rét hại ở Bắc Bộ và các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế tiếp tục kéo dài đến khoảng ngày 5/2, vùng núi cao có băng giá.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Nước biển được giữ lại trên Trái đất là nhờ lực hấp dẫn, Mặt trăng và Mặt trời cũng có lực hấp dẫn đối với trái đất. Đặc biệt, Mặt trăng hút một khối lượng nước trên bề mặt đại dương.

Đăng ngày: 25/03/2018
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 25/03/2018
Con sông chuyển màu đỏ máu khiến dân Nga lo sợ

Con sông chuyển màu đỏ máu khiến dân Nga lo sợ

Con sông nhỏ Molchanka chảy qua thành phố Tyumen, Nga, bất ngờ chuyển thành màu đỏ, gây hoang mang cho người dân địa phương cũng như các chuyên gia, Mirror hôm qua đưa tin.

Đăng ngày: 01/02/2018
Tuyết rơi dày tại thác Bạc, Ô Quí Hồ (Sa Pa)

Tuyết rơi dày tại thác Bạc, Ô Quí Hồ (Sa Pa)

Từ khoảng 8h sáng 31/1, tuyết bắt đầu rơi ở thác Bạc, đèo Ô Quy Hồ. Nhiệt độ ở Sa Pa sáng sớm nay khoảng 1 độ C.

Đăng ngày: 31/01/2018
Nhiệt độ toàn cầu tăng làm thay đổi vóc dáng của loài chim

Nhiệt độ toàn cầu tăng làm thay đổi vóc dáng của loài chim

Việc nhiệt độ toàn cầu tăng lên đã khiến cho vóc dáng của các loài chim nhỏ hơn so với trước đây và làm gia tăng mức độ lo ngại về sức khỏe của loài vật này.

Đăng ngày: 31/01/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News