Miếng dán có thể đo cortisol trong mồ hôi giúp phát hiện bệnh

Các nhà nghiên cứu đã phát triển một miếng dán nguyên mẫu dùng để đo hàm lượng cortisol, một loại hormone stress, trong mồ hôi giúp phát hiện nhiều bệnh.

Miếng dán này có thể co giãn, đặt trực tiếp trên da, phát hiện mồ hôi và đánh giá lượng cortisol một người sản sinh ra là bao nhiêu. Các nhà khoa học ĐH Stanford do Alberto Salleo dẫn đầu đã công bố nghiên cứu này trên tờ Science Advances.

Hiện nay, bệnh nhân cần mất vài ngày chờ lấy kết quả từ phòng xét nghiệm để biết tuyến thượng thận hoặc tuyến yên của họ có hoạt động thích hợp hay không.

Miếng dán có thể đo cortisol trong mồ hôi giúp phát hiện bệnh
Miếng dán này có thể co giãn, đặt trực tiếp trên da.

Tiến sĩ Onur Parlak, một nhà nghiên cứu sau tiến sĩ tại phòng thí nghiệm Salleo, cho biết: “Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến mồ hôi, vì nó cung cấp sự giám sát không xâm lấn và liên tục các dấu ấn sinh học khác nhau cho một loạt các tình trạng sinh lý. Kết quả nghiên cứu này cung cấp một phương pháp mới để phát hiện sớm các bệnh khác nhau và đánh giá hiệu suất thể thao".

Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng những người bị mất cân bằng có thể theo dõi tình trạng của mình.

Họ cho biết: "Các cảm biến sinh học có thể đeo nhằm thay thế hệ thống chăm sóc sức khỏe tập trung ở bệnh viện bằng các chẩn đoán có thể thực hiện tại nhà để giảm bớt chi phí chăm sóc sức khỏe và thời gian chẩn đoán bằng cách cung cấp phân tích trong thời gian thực, không xâm lấn”.

Một thách thức trong việc phát triển một cảm biến cho mồ hôi là cortisol không có điện tích dương hay âm.

Các nhà khoa học đã chế tạo cảm biến hình chữ nhật xung quanh một lớp màng chỉ kết dính với cortisol và hút mồ hôi qua các lỗ ở đáy miếng dán. Mồ hôi tập trung trong một rãnh chứa và nó được đậy bằng lớp màng nhạy với cortisol. Một lớp chống thấm bảo vệ miếng dán khỏi bị ô nhiễm..

Parlak kiểm tra thiết bị trên hai tình nguyện viên, những người đã chạy trong 20 phút với các miếng dán trên cánh tay của họ. Trong các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm và trong thế giới thực cho kết quả tương tự nhau. Miếng dán được kết nối với thiết bị để phân tích. Các nhà nghiên cứu muốn phát triển miếng dán thành một hệ thống tích hợp đầy đủ và có thể tái sử dụng nhiều lần.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Dứa, thơm, khóm có đặc tính kháng viêm, chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp. Nó cũng hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa.

Đăng ngày: 18/10/2018
Bé trai Indonesia mắc dị tật hiếm gặp nhất: sinh ra với 2 khuôn mặt và 2 bộ não

Bé trai Indonesia mắc dị tật hiếm gặp nhất: sinh ra với 2 khuôn mặt và 2 bộ não

Song sinh cùng trứng dính liền đã là rất hiếm, vậy mà hiện tượng này còn hiếm gặp hơn nữa, với tỷ lệ mắc chỉ là 1 trên 2,5 triệu ca.

Đăng ngày: 25/07/2018
Chất phóng xạ từ thảm họa Fukushima được tìm thấy trọng rượu California

Chất phóng xạ từ thảm họa Fukushima được tìm thấy trọng rượu California

Sau thảm họa nhà máy điện hạt nhân Fukushima năm 2011, chất phóng xạ rò rỉ vào các khu vực xung quanh khiến nguồn nước và thức ăn bị nhiễm phóng xạ.

Đăng ngày: 25/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News