MIT thử nghiệm thiết bị điều khiển giấc mơ

Các nhà khoa học phát triển thiết bị và quy trình điều khiển nội dung giấc mơ của mọi người khi họ ngủ bằng cách làm họ hồi tưởng những gợi ý.

Trong nghiên cứu công bố trên tạp chí Consciousness and Cognition số tháng 8/2020, nhà khoa học thần kinh Adam Haar Horowitz và cộng sự ở Viện Công nghệ Massachusetts mô tả cách thiết bị điện tử đeo trên người mang tên Dormio cho phép "ấp giấc mơ theo chủ đích" (TDI), trong giai đoạn đầu tiên của giấc ngủ.

MIT thử nghiệm thiết bị điều khiển giấc mơ
Thiết bị ấp giấc mơ đeo trên người do viện MIT chế tạo. (Ảnh: MIT).

Ở giai đoạn này, người ngủ trải qua trạng thái nửa tỉnh nửa mê gọi là hypnagogia. Về mặt cảm giác, hypnagogia có nhiều điểm giống giấc ngủ mắt chuyển động nhanh (REM), nhưng vẫn có một khác biệt quan trọng. Con người vẫn có thể nghe và xử lý âm thanh trong suốt giai đoạn chuyển giao từ thức tới ngủ và ngược lại. Đây chính là điểm mấu chốt cho phép thiết bị ấp giấc mơ hoạt động. Tương tự phương pháp thí nghiệm tái kích hoạt ký ức có chủ đích (TRM) dựa trên khơi gợi hồi ức cụ thể thông qua gợi ý trong lúc ngủ, TDI có thể ứng dụng như một công cụ học hỏi giúp cải thiện khả năng củng cố trí nhớ, kích thích sáng tạo và giải quyết vấn đề.

Khi một người đeo thiết bị đi ngủ, gợi ý bằng âm thanh được bật qua ứng dụng liên kết, chẳng hạn "Hãy nhớ suy nghĩ về cái cây". Đây là chủ đề giấc mơ dùng trong thí nghiệm, được tiến hành với 49 tình nguyện viên. Các cảm biến dữ liệu sinh lý của Dormio gửi tín hiệu đến người đang ngủ. Lúc đó, hệ thống nhanh chóng đánh thức họ, thúc giục họ kể lại những gì lướt qua trong tâm trí khi họ ngủ và ghi lại bằng ứng dụng.

Sau ít phút gián đoạn, tình nguyện viên quay lại với giấc ngủ nhưng chỉ ngủ trong thời gian ngắn. Chuỗi hoạt động mơ, thức dậy và kể lại nhanh giấc mơ sẽ lặp lại liên tục. "Ấp giấc mơ có chủ đích là quá trình tái kích hoạt ký ức trong lúc ngủ theo cách tích hợp những ký ức có liên quan vào nội dung giấc mơ", nhóm nghiên cứu giải thích. "Mục tiêu của nghiên cứu hiện nay là điều khiển thành công nội dung giấc mơ ở giai đoạn nửa tỉnh nửa mê thông qua gợi ý âm thanh trước lúc ngủ".

Nhóm nghiên cứu vẫn đang tinh chỉnh hệ thống, nhưng kết quả thí nghiệm cho thấy Dormio tác động thành công tới giấc mơ và có thể ghi lại phần lớn nội dung giấc mơ. Khi Dormio kích thích tình nguyện viên nghĩ về cái cây trước và trong suốt trạng thái hypnagogia, 67% báo cáo về giấc mơ do ứng dụng thu thập đề cập tới cây.

"Giấc mơ của tôi liên quan tới một cái cây. Tôi đi quanh rễ cây với ai đó và rễ cây đưa tôi tới những địa điểm khác nhau. Tôi có thể nghe tiếng rễ cây rung động do năng lượng khi chúng đưa tôi đi", một tình nguyện viên kể lại khi thức giấc.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nam châm có thể nhấc bổng tàu sân bay của lò nhiệt hạch

Nam châm có thể nhấc bổng tàu sân bay của lò nhiệt hạch

Cuộn dây solenoid trung tâm (CS) là nam châm mạnh nhất của lò phản ứng nhiệt hạch ITER đang được xây dựng ở miền nam nước Pháp.

Đăng ngày: 01/08/2020
Airbus thử nghiệm thành công công nghệ bay tự động toàn hành trình

Airbus thử nghiệm thành công công nghệ bay tự động toàn hành trình

Thông thường, các máy bay hiện nay có thể tự hành sau khi đã cất cánh nhờ vào chế độ autopilot (lái tự động).

Đăng ngày: 31/07/2020
Công nghệ mới giúp xử lý vải dệt giúp kháng 99,99% nCoV

Công nghệ mới giúp xử lý vải dệt giúp kháng 99,99% nCoV

Công ty HeiQ của Thụy Sĩ đã phát triển thành công công nghệ xử lý vải dệt Viroblock NPJ03 giúp tiêu diệt và vô hiệu hóa virus.

Đăng ngày: 30/07/2020
Elon Musk hào hứng giới thiệu cách nghe nhạc mà bạn chưa từng thấy

Elon Musk hào hứng giới thiệu cách nghe nhạc mà bạn chưa từng thấy

Elon Musk không giấu được sự hào hứng về những công nghệ mà công ty Neuralink của ông sắp giới thiệu.

Đăng ngày: 23/07/2020
Phát triển máy bay lai xăng điện lớn nhất thế giới

Phát triển máy bay lai xăng điện lớn nhất thế giới

Công ty Electric Aviation Group đang phát triển mẫu máy bay có khả năng chở 70 hành khách và tầm hoạt động gần 1.500 km.

Đăng ngày: 23/07/2020
Phát triển thành công vật liệu

Phát triển thành công vật liệu "không thể cắt" đầu tiên trên thế giới

Các kỹ sư kết hợp hạt sứ với lớp vỏ nhôm để tạo vật liệu không thể cắt bằng dụng cụ như máy mài góc, máy khoan hoặc tia nước áp suất cao.

Đăng ngày: 22/07/2020
“Nhà khoa học robot” năng suất làm việc gấp 1000 lần con người

“Nhà khoa học robot” năng suất làm việc gấp 1000 lần con người

Nhà khoa học robot có năng suất làm việc gấp 1000 lần so với các nhà khoa học là con người.

Đăng ngày: 20/07/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News