Mộ cổ gây sốc: 9 đầu lâu "quái vật thần thoại" phục quanh xác ướp
Các nhà khảo cổ làm việc tại một nghĩa trang cổ ở Ai Cập đã mở ra hai ngôi mộ cổ không chỉ có xác ướp mà còn có 9 chiếc đầu lâu quái vật gây kinh hãi.
Theo Ancient Origins, những con quái vật đã được xác định là cá sấu sông Nile cổ đại, không được ướp xác mà chỉ được bọc trong vải rồi sắp xếp quanh người chết như một nghi lễ đặc biệt.
Các nhà khoa học từ Trung tâm Khảo cổ học Địa Trung Hải thuộc Đại học Warsaw đã có phát hiện đặc biệt khi tiến hành khai quật tại Nghĩa địa el-Asassif, một khu chôn cất cổ đại nằm ngay phía Tây của con đường dẫn đến Ngôi đền tang lễ Hatshepsut nổi tiếng.
Những mảnh hài cốt quái vật từ mộ cổ được đưa về phòng thí nghiệm - (Ảnh: Patryk Chudzik)
Theo Heritage Daily, hai ngôi mộ cổ đã được bắt đầu khai quật từ năm 2013. Các phát hiện sơ bộ cho thấy một trong hai ngôi mộ thuộc về người tên là "Cheti", một quan chức cấp cao dưới thời Pharaoh Nebhepetra Mentuhotep II (trị vì năm 2055 đến 2022 trước Công Nguyên).
Danh tính xác ướp thứ 2 cho đến nay vẫn còn là một bí ẩn.
Những con cá sấu 4.000 năm tuổi trong mộ có thể không chỉ được coi như là cá sâu bình thường, vì trong thần thoại Hy Lạp, cá sấu sông Nile hoặc cá sấu Tây Phi là hiện thân của thần Sobek.
Thần Sobek trong thần thoại Ai Cập - (Ảnh: REALM OF HISTORY).
Thần Sobek lúc mang hình dạng cá sấu thật, lúc là người có đầu cá sấu, liên kết với sức mạnh của các Pharaoh, khả năng sinh sản và năng lực quân sự. Ông cũng được coi như một vị thần bảo vệ giúp chống lại những mối nguy hiểm do sông Nile gây ra.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng
Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?
Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Lời trần tình của kẻ "khai quật mộ cổ"
Nhà khảo cổ kể về trải nghiệm về sự nguy hiểm và thú vui của nghề đào mộ.
