Moscow rúng động vì dịch bồ câu "thây ma sống"

Thủ đô Moscow của Nga đang chứng kiến hàng loạt con chim bồ câu mắc bệnh lạ, hành xử như "thây ma sống" trước khi chết. Dịch mới bùng phát này khiến cư dân địa phương lo sợ loài chim bồ câu đã "gục ngã" trước một loại mầm bệnh cũng nguy hiểm với con người.

Tuần trước, Cơ quan kiểm dịch thực vật và thú y liên bang Nga thông báo, các hành vi bất thường của chim bồ câu (chẳng hạn như đi đứng, ăn uống không quan tâm tới xe cộ hay khách bộ hành trên đường) do một hội chứng có tên "bệnh Newcastle" gây ra. Căn bệnh này có thể lây lan sang người.

Trong khi đó, theo Ủy ban thú y Moscow, việc chim bồ câu chết hàng loạt ở thủ đô là do nhiễm khuẩn salmonellа, một loại nhiễm trùng đường ruột lây lan ở người và động vật. Hãng thông tấn Interfax đưa tin, các chuyên gia thú y đã phát hiện những thương tổn do vi khuẩn salmonella, chứ không phải mầm bệnh Newcastle, gây ra ở hệ thống dạ dày - ruột và gan của các con chim chết.

Moscow rúng động vì dịch bồ câu thây ma sống
Các con chim bồ câu mắc bệnh lạ, hành xử như "thây ma sống" trước khi chết. (Ảnh: RIA Novosti)

Leonid Pechatnikov - phó thị trưởng phụ trách các vấn đề xã hội của Moscow, khẳng định, kết quả mổ xác những con chim chết cho thấy, chúng đều bị mắc một bệnh nhiễm trùng đường ruột phổ biến, không nguy hiểm đối với con người.

Trưởng thanh tra vệ sinh dịch tễ Nga Gennady Onishchenko nói thêm rằng, mặc dù hiện tượng chim bồ câu chết hàng loạt chưa tới mức thành "dịch" như báo chí đưa tin, nhưng các bậc cha mẹ cần đề phòng khi con cái tiếp xúc gần với chim bị bệnh. Ông nhấn mạnh: "Chúng tôi đặc biệt lo lắng về các sân chơi của trẻ em... Nếu phát hiện một xác chim chết trên ban công, người dân phải đi bao tay và sử dụng chất tẩy uế".

Các bác sĩ thú y cũng khuyến cáo, mặc dù dịch salmonella ở chim không nguy hiểm cho con người nhưng mọi người cần phải tránh việc tiếp xúc trực tiếp với chim bị bệnh.

Theo các chuyên gia, việc nhiễm khuẩn salmonella ở người thường hết sau 5 - 7 ngày, nhưng có một số ít người nhiễm salmonella bị đau ở các khớp, tấy rát mắt và tiểu buốt. Các triệu chứng của hội chứng có tên gọi Reiter này có thể kéo dài hàng tháng, thậm chí hàng năm và có thể dẫn tới chứng viêm khớp mãn tính.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Cũng như các ngày lễ khác, trong lễ Halloween, người ta thường ăn một số món ăn đặc trưng và mang ý nghĩa đặc biệt cho dịp này.

Đăng ngày: 25/10/2018
Là một trong những giống chó trung thành bậc nhất, tại sao ngao Tây Tạng vẫn cắn chủ?

Là một trong những giống chó trung thành bậc nhất, tại sao ngao Tây Tạng vẫn cắn chủ?

Về cơ bản, ngao Tây Tạng (hoặc ngao Tạng) nổi tiếng vì khả năng trung thành tuyệt đối với chủ nhân. Đó là một trong những đặc điểm giúp chúng trở thành loài chó đắt nhất thế giới trong nhiều năm liền.

Đăng ngày: 20/07/2018
Lý do quạ giao phối với xác đồng loại

Lý do quạ giao phối với xác đồng loại

Quạ là loài chim có tập tính xã hội cao và chúng vẫn tiếp tục quan hệ gắn bó cả sau khi chết. Những con quạ sống thường tụ tập và kêu ầm ỹ gần xác đồng loại, theo Live Science.

Đăng ngày: 20/07/2018

"Điểm mặt chỉ tên" những "hung thần" mạnh không kém chó ngao Tây Tạng

Bản tính hung dữ một phần nào đó vẫn tồn tại trong những loài chó đã được thuần dưỡng hiện nay.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài rắn lớn nhất Nhật Bản có thể

Loài rắn lớn nhất Nhật Bản có thể "vô tư" leo tường vào nhà dân mà chẳng ai sợ - vì sao?

Chúng có thể bơi lội dưới những kênh rạch bao quanh các khu dân cư hay trèo lên các ngôi nhà cao tầng của Nhật Bản để tìm kiếm con mồi yêu thích.

Đăng ngày: 19/07/2018
Các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra loài rắn mới độc kinh hoàng chỉ sống ở Úc

Các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra loài rắn mới độc kinh hoàng chỉ sống ở Úc

Loài rắn mới này được đặt tên là "Bandy-Bandy". Do đặc tính sống chui lủi trong hang, các nhà khoa học Úc rất bất ngờ khi vấp phải nó tại một khu vực gần biển.

Đăng ngày: 18/07/2018
Mò vào hang săn con non, rắn hổ mang bị cầy mangut xé xác

Mò vào hang săn con non, rắn hổ mang bị cầy mangut xé xác

Rắn là chuyên gia đột nhập vào hang hẹp, nơi cầy mangut giấu con non. Khi linh do thám phát hiện có rắn chúng sẽ cất tiếng kêu cảnh báo. Cả bầy kéo tới nghênh chiến kẻ thù.

Đăng ngày: 18/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News