Một hành tinh khổng lồ đang làm Trái đất khó sống hơn?
Lẽ ra Trái đất sẽ thân thiện với sự sống hơn nếu một hành tinh khổng lồ và mạnh mẽ tới mức uốn nắn được quỹ đạo của nó có sự thay đổi.
Nghiên cứu mới từ Trường Đại học California ở Riverside (UCR) - Mỹ đã mô hình hóa Hệ Mặt trời của chúng ta và kiểm tra xem Trái đất có thật sự đạt được các điều kiện hoàn hảo để sự sống phát triển hay không. Câu trả lời là không.
Ảnh đồ họa mô tả Trái đất và những vị trí nó có thể trú ngụ theo các mô hình khác nhau, với vùng màu xanh lá cây là "vùng sự sống" của Hệ Mặt trời - (Ảnh: NASA/JPL Caltech)
Vấn đề nằm ở quỹ đạo của nó, chỉ cần lệch tâm hơn một chút, tức có hình elip dài hơn một chút thay vì gần tròn như ngày nay, có thể địa cầu đã sở hữu nhiều sự sống hơn và nhiều vùng để sống hơn.
Như nhiều nghiên cứu trước đó chỉ ra, quỹ đạo của Trái đất phụ thuộc nhiều vào sao Mộc - hành tinh có khối lượng gấp 318 lần địa cầu và là hành tinh đầu tiên của Hệ Mặt trời.
"Nếu vị trí của sao Mộc vẫn giữ nguyên nhưng hình dạng quỹ đạo của nó thay đổi, nó thực sự có thể làm tăng khả năng sinh sống của hành tinh này" - tờ SciTech Daily dẫn lời tác giả chính Pam Vervoort.
Sao Mộc quá lớn và có lực hấp dẫn quá mạnh nên trong suốt lịch sử của Hệ Mặt trời, nó đã góp phần quyết định số phận của các hành tinh anh em, đặc biệt là 4 hành tinh đá ở vùng "Hệ Mặt trời phía trong" là sao Thủy, sao Kim, Trái đất và sao Hỏa.
Theo lý giải trong bài công bố trên tạp chí khoa học Astronomical Journal, nhiệt độ sinh sống được của một hành tinh sẽ xảy ra trong khoảng 0 đến 100 độ C - là nhiệt độ mà nước ở trạng thái lỏng, nghe có vẻ không phù hợp với bạn, nhưng là khoảng mà các dạng sống khác nhau có thể thích nghi và tồn tại.
Nếu lệch tâm hơn, nhiều vùng "chết" có nhiệt độ dưới 0 của Trái đất sẽ có cơ hội đến gần Mặt Trời hơn khi nó đi vào vùng hẹp của quỹ đạo elip, từ đó có nhiệt độ phù hợp với sự sống hơn, mở rộng "vùng sống được" của Trái đất.
Có thể điều đó không hay ho gì cho loài người, nhưng nếu nó xảy ra, nhiều dạng sống hơn có thể đã sinh ra và tiến hóa tốt hơn trong buổi bình minh của địa cầu.
Nghiên cứu này không chỉ cung cấp cái nhìn về những yếu tố định hình nên địa cầu ngày nay, mà còn đem lại những thông số quan trọng để từ đó các nhà thiên văn có thể tái hiện mô hình của các hệ sao khác, xác định những hành tinh có khả năng sinh sống.

Có vô số ngôi sao trên trời, chúng được đặt tên và nhận dạng như thế nào?
Có rất nhiều ngôi sao có thể nhìn thấy trên bầu trời đêm, nhưng qua nhiều thế kỷ, các nhà thiên văn học đã nghĩ ra cách để nhận ra chúng một cách độc đáo.

Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2 "siêu Trái đất" kỳ lạ
Kính viễn vọng không gian James Webb sẽ khám phá những thế giới mới ở một mức độ chi tiết chưa từng có trước đây.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Phát hiện tín hiệu từ tàu vũ trụ ở cách 23,3 tỷ km
Kính viễn vọng Allen Telescope Array ở California phát hiện tín hiệu từ tàu Voyager 1 đang bay tới rìa hệ Mặt Trời.
