Một hành tinh trong Hệ Mặt trời đang bị teo
Một nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí Nature Geoscience đã xác thực mối nghi ngờ về hình ảnh tàu Mariner 10 của NASA truyền về từ hành tinh gần Mặt trời nhất.
Theo Science Alert, hành tinh "tội nghiệp" đó là sao Thủy, với những "nếp nhăn" mới cho thấy nó vẫn đang tiếp tục co lại.
Đá và kim loại cấu thành nên hành tinh này này dường như liên tục co lại không ngừng trong suốt hàng tỉ năm nay, do phần bên trong của nó đang nguội đi và nhiệt bị thoát ra ngoài quá nhanh, bất chấp nó là thế giới gần Mặt trời nhất.
Bề mặt phức tạp của sao Thủy - (Ảnh: NASA).
Việc sao Thủy bị teo lại đã được nghi ngờ từ lâu, nhưng nghiên cứu mới dẫn đầu bởi tiến sĩ Ben Man từ Đại học Mở ở Anh lần đầu tiên cho thấy tốc độ thu nhỏ của hành tinh có thể rõ ràng đến đâu, cũng như việc nó vẫn tiếp tục bị teo lại.
Tiến sĩ Man đã phát hiện các "địa hào", là các dải đất bị rơi xuống giữa hai đường đứt gãy song song, tạo nên hình ảnh như vết sẹo mà các tàu vũ trụ đã quan sát được.
Các hào đất tự nhiên này rộng chưa đến 1km, sâu chưa tới 100m, cho thấy độ tuổi của chúng trẻ hơn nhiều so với cấu trúc địa hình tổng thể mà chúng đang ngự trị bên trên.
Dựa trên tốc độ mờ đi của các dấu vết trên mặt đất, nhóm nghiên cứu ước tính ra các cấu trúc này chỉ có độ tuổi dưới 300 triệu năm, là rất "gần đây" về mặt địa chất.
Tổng cộng 244 địa điểm có cấu trúc "địa hào" như vậy đã được xác định thông qua dữ liệu của tàu vũ trụ MESSENGER của NASA.
Đây sẽ là những mục tiêu chính để sứ mệnh tối tân hơn BepiColombo của châu Âu và Nhật Bản nhắm đến khi bắt đầu hoạt động trên quỹ đạo sao Thủy vào đầu những năm 2026.
Mối nghi ngờ về việc sao Thủy bị teo lại nhanh chóng đã dấy lên khi tàu Marine 10 của NASA tìm thấy các vách đá dốc cao hàng km, dài hàng trăm km, mọc ngoằn ngoèo khắp hành tinh này từ năm 1974. Chúng bao gồm những "nếp nhăn" có từ 3 tỉ năm trước.
Một thiên thể khác đang teo lại nhanh là Mặt trăng, với một số "nếp nhăn" vẫn còn hoạt động cho đến ngày nay.

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử
Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.

Vệ tinh của Nga có thể chụp ảnh Trái đất với độ phân giải lên tới nửa mét
Vệ tinh radar Kondor-FKA-M thế hệ mới của Nga sẽ có khả năng chụp ảnh bề mặt Trái Đất với độ phân giải cao tới 0,5 mét.

Nếu Mặt trời đột ngột biến mất, chuyện gì sẽ xảy ra? Khoa học vào cuộc, kết quả bất ngờ!
Nếu không có Mặt trời giữ Trái ddất trên quỹ đạo, hành tinh của chúng ta có thể sẽ bắt đầu trôi vào không gian. Trong khi đó nhân loại phải cố gắng sống sót một cách tuyệt vọng.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

NASA/ESA chụp được "cánh cổng mở vào vũ trụ khác"
Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA vừa chụp được hình ảnh ngoạn mục từ vùng vũ trụ xa xôi cách chúng ta tận 1.350 năm ánh sáng.
