Một Mặt trăng y hệt Trái đất tạo ra sự sống giống 2,8 tỉ năm trước?

Tia vũ trụ đã biến những loại khí tưởng chừng chết chóc trên mặt trăng Titan của sao Thổ thành các phân tử hữu cơ. Điều này có thể đã từng xảy ra 2,8 tỉ năm trước trên Trái đất.

Nhóm nghiên cứu từ IBM Research-Zurich (Thụy Sĩ), Đại học Paris-Saclay, Đại học Rougen ở Mont-Saint-Aignan (Pháp) và viện Fritz Harber thuộc hệ thống nghiên cứu Max Planck (Đức) đã tái tạo các "hạt mây mù" trong bầu khí quyển của mặt trăng Titan - vệ tinh lớn nhất của sao Thổ, sử dụng dữ liệu mà các tàu vũ trụ và hệ thống quan sát của NASA, đặc biệt là tàu Cassini làm nhiệm vụ quanh sao Thổ, thu thập được.


Bề mặt Titan giống với Trái đất, có nhiều sông, suối, ao, hồ, trong khi bầu khí quyển đầy phân tử hữu cơ bí ẩn - (Ảnh: NASA).

Kết quả đăng tải trên The Astrophysical Journal Letters cho thấy mây mù của Titan bao gồm các hạt nano được tạo thành từ nhiều phan tử hữu cơ lớn, phức tạp, có chứa carbon, hydro và nitơ. Các phân tử này hình thành theo chuỗi phản ứng hóa học khi bức xạ vũ trụ chạm vào hỗn hợp khí mêtan, nitơ và các khí khác trong khí quyển Titan.

Điều đặc biệt là các nghiên cứu về chính Trái đất của chúng ta cho thấy bầu khí quyển địa cầu 2,8 tỉ năm trước có thể cũng tương tự như vậy. Giai đoạn đó thuộc Kỷ nguyên Mesoarchean, thời mà vi khuẩn lam xuất hiện, không ngừng quang hợp, tạo ra sinh quyển ngầm đầu tiên và từ từ chuyển đổi carbon dioxide trong bầu khí quyển độc hại sơ khai thành oxy, mở đường cho các dạng sống khác ra đời và sinh sôi.

Nghiên cứu kéo dài nhiều thập kỷ này đã nỗ lực tạo ra tholins, một thuật ngữ tiếng Hy Lạp có nghĩa là "mơ hồ", được dùng để chỉ một loạt hợp chất hữu cơ chứa carbon, nhưng chưa thể gọi tên, được hình thành khi các thành phần khí quyển tiếp xúc với tia cực tím hoặc tia vũ trụ. Họ đã thành công và quá trình phân tích hơn 100 phân tử tạo thành tholins của Titan đã đi đến những kết luận trên.

Theo Science Alert, điều này củng cố thêm giả thuyết mặt trăng Titan đang tiến hóa giống Trái đất hàng tỉ năm trước mà NASA từng đưa ra. Tàu vũ trụ của họ đã biết được hành tinh này có địa hình y hệt Trái đất, chỉ có điều sông, hồ của nó không chứa nước mà chứa methane lỏng. Tuy nhiên, một số nghiên cứu địa chất và cổ sinh khác cho thấy Trái đất vài tỉ năm trước cũng vậy, nhưng đã được lứa sinh vật quái dị đầu tiên thay đổi, biến thành thế giới như ngày nay.

NASA đang có kế hoạch cho ít nhất một tàu đổ bộ khám phá mặt trăng bí ẩn này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tổng quan về sao Thiên Vương

Tổng quan về sao Thiên Vương

Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Đăng ngày: 15/05/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện thêm

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Đăng ngày: 08/05/2025
Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Đăng ngày: 07/05/2025
Hành tinh

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống

Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Đăng ngày: 07/05/2025
Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.

Đăng ngày: 04/05/2025
Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Đăng ngày: 03/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News