Một phân loài báo châu Á "đã tuyệt chủng"

Báo mây Formosan, một loài động vật đặc hữu trên đảo Đài Loan, có thể đã biến mất vĩnh viễn.

Ông Chiang Po-jen, một nhà sinh học tại Đài Loan, nói rằng khả năng con người thấy báo mây Formosan là rất thấp, Livescience đưa tin.


Đảo Đài Loan là nơi duy nhất con người có thể thấy báo mây Formosan. (Ảnh: wikispace.com)

"Có thể vài con báo mây Formosan vẫn sống, song chúng tôi nghĩ rằng khả năng con người thấy chúng với số lượng lớn là cực thấp", hãng thông tấn CNA dẫn lời ông Chiang.

Các chuyên gia về động vật từ Mỹ và Đài Loan đã tìm kiếm báo mây Formosan từ năm 2001, song họ không thấy bất kỳ con nào. Để tìm kiếm chúng, họ đã lắp khoảng 1.500 camera hồng ngoại và bẫy mùi trên các ngọn núi ở Đài Loan.

"Giờ đây chúng ta chỉ có thể chiêm ngưỡng một con báo nhồi bông trong Bảo tàng Đài Loan. Hai con báo mây khác đang sống trong vườn thú Đài Bắc, song chúng được nhập khẩu từ Đông Nam Á", Liu Jian-nan, một nhà động vật học nói.

Báo mây (Neofelis nebulosa) phân bố từ dãy Himalaya tới Đông Nam Á và Trung Quốc. Chúng có những vết hình đám mây trên bộ lông. Răng nanh của chúng cũng lớn hơn so với những loài động vật họ Mèo khác. Báo Formosan là một phân loài của báo mây. Giới bảo tồn cho rằng hoạt động săn trộm và nạn phá rừng là hai nguyên nhân chính khiến số lượng báo Formosan giảm nhanh chóng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
44 sự thật đầy thú vị về loài khỉ mà bạn chưa biết

44 sự thật đầy thú vị về loài khỉ mà bạn chưa biết

Khỉ được xem như một trong những “họ hàng” gần nhất của loài người, và hầu hết chúng ta đều tin rằng mình biết rõ về người “họ hàng” này. Tuy nhiên, những thông tin sau đây có thể làm bạn bất ngờ về loài động vật thông minh, hoạt bát này.

Đăng ngày: 27/04/2025
10 loài săn mồi nguy hiểm nhất

10 loài săn mồi nguy hiểm nhất

Kĩ năng săn mồi, những bộ hàm, móng vuốt sắc nhọn và nọc độc chết người “trời phú” đã biến các động vật này thành những kẻ săn mồi đẳng cấp.

Đăng ngày: 27/04/2025
Rắn độc bị mất đầu vẫn tự cắn chính mình

Rắn độc bị mất đầu vẫn tự cắn chính mình

Thông thường, một con rắn bị chặt đầu thì các chức năng trên cơ thể nó cơ bản đã ngừng hoạt động nhưng nó vẫn còn một số phản xạ. Điều đó có nghĩa rằng rắn vẫn có khả năng cắn và tiêm nọc độc ngay khi đầu nó đứt lìa khỏi thân.

Đăng ngày: 26/04/2025
Vẻ đẹp của các loài rắn Việt Nam

Vẻ đẹp của các loài rắn Việt Nam

Ở Việt Nam chỉ khoảng 30 loài có nọc độc chết người sống trên đất liền và 22 loài rắn biển.

Đăng ngày: 25/04/2025
Những sự thật bất ngờ về loài gấu Koala

Những sự thật bất ngờ về loài gấu Koala

Gấu Koala, hay gấu túi (tên khoa học: Phascolarctos cinereus) là một loài thú có túi ăn thực vật sống tại Úc và là loài vật duy nhất hiện còn sống trong họ Phascolarctidae.

Đăng ngày: 25/04/2025
Tìm hiểu về loài trăn ăn thịt người ở châu Phi

Tìm hiểu về loài trăn ăn thịt người ở châu Phi

Trăn đá châu Phi là là loài rắn lớn nhất ở lục địa đen. Con trăn đá trưởng thành có chiều dài tới 7m, thậm chí là 10m. Không ít lần cư dân các bộ tộc mổ bụng trăn và lấy được xác người.

Đăng ngày: 24/04/2025
Nòng nọc thở dưới nước bằng cách nào?

Nòng nọc thở dưới nước bằng cách nào?

Chúng ta biết rằng ếch vốn là động vật lưỡng cư, có thể thở qua phổi và da. Nhưng lúc còn là nòng nọc chúng lại sống hoàn toàn dưới nước.

Đăng ngày: 23/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News