Một số loài động vật gây hại lại có lợi ích lớn cho cuộc sống ngày nay
Cáo đỏ, chồn thông được các tổ chức từ nhiều quốc gia Liên minh châu Âu phân loại vào danh mục động vật có hại cho con người và hệ sinh thái, song ngày nay chúng lại đang bảo vệ nền nông nghiệp.
Theo đó, Hiệp hội Nghiên cứu và Bảo vệ Động vật có vú Pháp (SFEPM) đã vận động và đưa ra nhiều bằng chứng để đảm bảo cáo đỏ, chồn thông châu Âu không còn được coi là loài có hại.
Thay vào đó, chúng được đưa vào danh sách "loài có khả năng gây thiệt hại" (ESOD).
Theo SFEMP, luật pháp nước Pháp quy định "một số loài động vật có vú, ăn thịt gây hại cho cuộc sống và môi trường được phép săn bắt, giết mổ để giảm thiệt hại cho nông - lâm nghiệp, chăn nuôi, đa dạng sinh học và các rủi ro sức khỏe".
Kẻ săn mồi gây hại cho nông nghiệp song ngày nay nó lại giúp ích cho việc loại trừ sâu bệnh. (Ảnh minh họa: Ondrej Rosicky).
Song xã hội đã thay đổi, những con vật này không còn nằm trong danh sách những loài đe dọa trên, vì khi nó được coi là một loài có hại đồng nghĩa với việc con người có quyền săn bắt và tiêu thụ chúng.
Danh tiếng phi lý
Những loài động vật có vú này đã bị "quỷ hóa" trong nhiều thế kỷ như là kẻ hủy diệt chuồng gà, lây lan các mầm bệnh gây ra những rủi ro cho nông nghiệp và một số loài gia súc.
Chúng thường săn và ăn thịt các loài chim, côn trùng, động vật gặm nhấm.
Song trên thực tế, loài động vật này đã bảo vệ cây nông nghiệp khỏi sâu bệnh, giúp nông dân hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu.
Trong khi, loài chồn thông châu Âu cũng ăn động vật gặm nhấm, nó đóng một vai trò trong việc điều tiết hệ sinh thái và bảo vệ các cánh đồng nông nghiệp.
Mặt khác, tổ chức này còn cho biết, những thiệt hại mà chúng có thể gây ra đối với gia súc dễ dàng tránh được bằng việc xây dựng các hàng rào, hay bịt kín các lỗ hở mà chúng có thể lẻn qua để vào các gia đình.
Không còn gây rủi ro sức khỏe
Đối với những rủi ro về sức khỏe, đặc biệt là những tác hại được quy cho cáo hay chồn cũng đã không còn phù hợp trong cuộc sống ngày nay.
Cơ quan Thiên nhiên Môi Trường Pháp chỉ ra, cáo đỏ không còn là vật trung gian truyền bệnh dại sang người.
"Năm 2001, bệnh dại cáo (vulpine) đã được loại trừ, trường hợp cuối cùng mắc bệnh này có từ năm 1998", tổ chức này cho biết.
Theo một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2017 bởi Hiệp hội Hoàng gia Pháp, cáo đỏ và chồn là những loài tiêu thụ côn trùng, thậm chí có thể tượng trưng cho một loại vũ khí hiệu quả để giảm nguy cơ nhiễm trùng do ve gây ra như bệnh Lyme.

Khỉ mũ mẹ chật vật nuôi con khuyết tật
Các nhà khoa học Brazil mô tả cái chết của một con khỉ mũ bị tật ở chân trong tự nhiên, hé lộ khỉ mẹ và cả đàn đối xử với con non khiếm khuyết giống những thành viên khác.

Phát hiện loài gà nguy cấp, quý hiếm tại rừng đặc dụng Pù Hu
Năm cá thể gà lôi trắng và gà tiền mặt vàng thuộc loài gà nguy cấp, quý hiếm đã được phát hiện tại khu rừng đặc dụng Pù Hu (Thanh Hoá).

Động vật có thể lớn tới đâu?
Các nhà nghiên cứu cho rằng động vật, đặc biệt là những loài trên cạn, bị hạn chế về mặt kích thước do định luật về tương quan sinh trưởng và mức độ dồi dào của tài nguyên.

Thụy Điển bị chỉ trích vì sắp tiêu diệt hàng trăm con linh miêu
Các chuyên gia bảo tồn đang chỉ trích chính quyền Thụy Điển do kế hoạch săn giết hơn 200 con linh miêu trong tháng 3.

Bắt được con nghêu nặng hơn 1kg, định nấu cháo nhưng quá bất ngờ khi biết "lai lịch" của nó
Một anh chàng ở Mỹ đã rất vui mừng khi bắt được con nghêu khổng lồ vì nghĩ rằng như thế là có thể nấu món cháo nghêu cho mấy người ăn.

Chim Dusky Tetraka xuất hiện trở lại trong tự nhiên sau 24 năm
Ngày 1/3, các nhà bảo tồn thiên nhiên đã rất phấn khích thông báo về sự trở lại tự nhiên của loài chim Dusky Tetraka hay còn gọi là Crossleyia tenebrosa sau 24 năm biến mất.
