Một số loại rau quả càng đắng càng độc, tuyệt đối không được ăn
Theo các bác sĩ thuộc Bệnh viện Trung tâm Hải Ninh (Chiết Giang, Trung Quốc), vào mùa hè, trái cây và rau củ được bày bán rất nhiều ở khắp các chợ và siêu thị, trong số đó có cả những loại rau củ có vị đắng.
Lưu ý khi ăn rau củ có vị đắng
Nhiều người cho rằng rau có vị đắng sẽ giúp giải nhiệt, mang lại lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải rau củ nào cũng có tác dụng như vậy, thực tế, ở một số loại rau củ, vị đắng không phải tự nhiên mà có mà rất có thể là nó ẩn chứa độc tố. Khi ăn vào cơ thể sẽ bị trúng độc. Bệnh viện đã tiếp nhận không ít những trường hợp như vậy.
Mọi người cần chú ý rằng các loại quả họ bầu bí trong điều kiện nhất định sẽ sản sinh ra chất cucurbitacin, một loại chất độc có vị đắng. Chất này có hơn 20 loại loại khác nhau nhưng chúng đều có điểm chung là độc tính mạnh, gây ngộ độc nhanh sau khi nuốt phải với biểu hiện thường gặp nhất là buồn nôn, nôn, tiêu chảy, chảy máu đường tiêu hóa, gan và thận. Các triệu chứng có thể nặng hơn, thậm chí gây tử vong.
Cucurbitacin được tìm thấy trong nhiều loại cây họ bầu bí như bí ngô, bầu, dưa chuột… Hai loại cucurbitacin phổ biến nhất là cucurbitacin B và cucurbitacin E. Cucurbitacin B cực kỳ độc hại khi ăn, loại E không độc như vậy nhưng vẫn gây hại cho cơ thể nếu nuốt phải.
3 loài quả có vị đắng nhất định không được ăn
1. Quả bầu nậm (bầu hồ lô)
Bầu là loại quả mà mọi người thường ăn vào hè. Nếu quả bầu được lai giống, chúng có thể bị thay đổi cấu trúc di truyền, tạo ra quả bầu có vị đắng.
Quả bầu đắng có chứa độc tố thực vật phytotoxin.
Quả bầu đắng nhìn bề ngoài không khác gì những quả bầu bình thường nhưng nó có chứa độc tố thực vật phytotoxin. Ngay cả sau khi được chế biến ở nhiệt độ cao, độc tố trong quả bầu cũng khó có thể bị loại bỏ.
Khi ăn phải với một lượng nhất định, chúng ta sẽ có khả năng bị ngộ độc thực phẩm, cảm thấy chóng mặt, tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, bị choáng, thậm chí tử vong. Vậy nên, những quả bầu bị đắng tuyệt đối không được ăn.
2. Quả mướp
Quả mướp thông thường không có vị đắng. Nếu mướp có vị đắng, tốt nhất không nên ăn để tránh ngộ độc thực phẩm.
3. Quả bầu dài
Quả bầu dài đắng cũng sẽ ẩn chứa độc tố giống như quả bầu nậm. Quả bầu dài ngọt với quả bầu dài bị đắng nhìn bề ngoài cũng khó có thể phân biệt. Trước khi nấu, chúng ta nên gọt một miếng nhỏ rồi chấm thử vào đầu lưỡi để cảm nhận vị. Nếu nó có vị đắng, tuyệt đối không nên sử dụng tiếp.
Ngoài 3 loại quả trên, họ bầu bí còn có các loại như bí ngô, bí đao, quả dưa chuột, dưa hấu… nếu như chúng trong quá trình sinh trưởng bị ảnh hưởng bởi các tác động xấu như bị giẫm đạp, chèn ép hay nhiệt độ cao sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển. Từ đó dẫn đến biến chất, sản sinh ra một lượng lớn độc tố.
Bên cạnh đó, mướp đắng cũng là một loại quả thuộc họ bầu, nhưng mướp đắng là một ngoại lệ. Vị đắng trong mướp đắng chủ yếu đến từ các chất như glycoside, không chỉ không độc hại mà còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết
Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe
Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, trong mỗi gia đình nên có hai loại dầu ăn để sử dụng cho các loại thực phẩm khác nhau.

Nắng nóng dễ bị bệnh gì?
Tiêu chảy, ngộ độc thức ăn, nhồi máu cơ tim, đột quỵ là bệnh dễ xảy ra trong thời tiết nắng nóng kéo dài hiện nay.

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh
"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Giá trị dinh dưỡng của măng và ngộ độc măng
Măng là một thức ăn được nhân dân ta dùng rất phổ biến. Tuy vậy khi ăn măng tươi chúng ta cần chú ý đề phòng ngộ độc vì trong măng có một chất độc gọi là glucozit sinh acid xyanhydric. Khi gặp men tiêu hoá trong dạ dày, gặp chất chua, glucozit bị thu

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc
Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.
