Một thiên thể nổ tung trong khí quyển Trái đất

Tuần qua một thiên thể đã nổ tung trên bầu trời châu Phi và không gây tổn hại cho Trái đất, đúng theo dự đoán lần đầu tiên chính xác của các nhà thiên văn học. 

Thiên thể có kích thước cỡ một chiếc bàn ăn, như các nhà thiên văn học đã dự đoán; và họ cũng đoán thiên thạch chẳng còn lại gì sau vụ nổ, ngoài vài mẩu nhỏ rơi xuống bề mặt địa cầu.

Không có tấm hình nào của vụ nổ được chụp lại do khoảng cách quá xa từ đường đi của vật thể với Sudan. Nhưng vụ nổ được ghi lại bởi máy thu hạ âm (âm thanh có tần số dưới mức nghe được của người) đặt tại Kenya. Dựa vào dữ liệu hạ âm, Peter Brown của Đại học Western Ontario ước tính thiên thể nổ ở thời gian 0243 UT (giờ phối hợp quốc tế) với mức năng lượng trong khoảng 1.100-2.100 tấn TNT.

Trước đó, các nhà quan sát của NASA một số nhà khoa học khác thông báo rằng thiên thạch - được đặt tên 8TA9D69 - sẽ tiến vào khí quyển lúc 10h46 đêm ngày 7/10 (0246 giờ quốc tế) ở phía Bắc Sudan. Dù có những sự kiện tương tự xảy ra một vài lần trong năm, nhưng chưa bao giờ được dự đoán chính xác như lần này. Người ta mong đợi vật thể sẽ tạo ra một quả cầu lửa sáng chói mà mắt thường có thể nhìn thấy, và còn đẹp hơn những trường hợp sao băng khác khi những mảnh vụn của thiên thể xuyên qua khí quyển Trái đất.

"Một sao băng bình thường sinh ra từ một vật thể có kích thước bằng một hạt cát", Gareth Williams của Trung tâm Nghiên cứu các hành tinh nhỏ giải thích ngay trước khi sự kiện xảy ra. "Sao băng này sẽ thật sự là một ngôi sao đẹp nhất!"

Chỉ có một trường hợp khẳng định đã thấy ngôi sao băng được bao người mong đợi này. Theo trang web Spaceweather.com., một nhà khí tượng học hàng không tại Trung tâm Thời tiết quốc gia Hà Lan tên là Jacob Kuiper đã báo các phi công nên quan sát cẩn thận.

"Tôi đã được một phi công của hãng hàng không Hoàng Gia Hà Lan (KLM) khẳng định ở vị trí khoảng 750 hải lí hướng đông nam so với vị trí tiên đoán có va chạm, và quan sát thấy sự bốc cháy trong thời gian ngắn ngay trước thời gian dự tính của vụ nổ - 0246 UTC, Kuiper nói. "Bởi vì quá xa, nên không quan sát rõ hiện tượng thú vị này, nhưng vẫn khẳng định rằng đã thấy một sao băng sáng chói tại địa điểm dự đoán".

Thiên thạch phát hiện bởi một cuộc nghiên cứu đang được tiến hành tại núi Lemmon - điều hành bởi Đại học Arizona - một phần của chương trình mang tên “Catalina Sky Survey” (Nghiên cứu bầu trời Catalina) do NASA tài trợ nhằm tìm kiếm các vật thể ở gần Trái đất.

Loading...
TIN CŨ HƠN
11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.

Đăng ngày: 05/04/2025
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đăng ngày: 02/04/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng

Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.

Đăng ngày: 06/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News