Mùa bão Đại Tây Dương 2024 sẽ nghiêm trọng hơn do biến đổi khí hậu

Bão Debby đã đổ bộ vào khu vực Big Bend của Florida vào thứ Hai (5/8) ở cấp 1, hiện tượng này là một phần của mùa bão Đại Tây Dương năm 2024, được dự đoán bởi các chuyên là đặc biệt nguy hiểm.

Cơn bão Debby dự kiến sẽ gây ra những trận mưa lớn và lũ lụt nghiêm trọng kéo dài nhiều ngày khắp vùng Đông Nam Mỹ. Năm ngoái, bão Idalia đạt đến cường độ cấp 4, đồng thời tấn công vào khu vực Big Bend và gây thiệt hại hàng tỷ USD.

Mùa bão Đại Tây Dương 2024 sẽ nghiêm trọng hơn do biến đổi khí hậu
Đường phố Florida trở nên ngập lụt. (Ảnh: Octavio Jones).

Biến đổi khí hậu đang làm cho các cơn bão trở nên nguy hiểm hơn cùng gió với biên độ mạnh. Cũng có bằng chứng cho thấy biến đổi khí hậu đang làm cho các cơn bão di chuyển chậm hơn, điều này gây ra những trận mưa lớn hơn tại một số khu vực, dẫn đến tính trạng ngập lụt .

Nếu không có đại dương, hành tinh sẽ nóng hơn nhiều do biến đổi khí hậu. Trong 40 năm qua, đại dương đã hấp thụ khoảng 90% lượng nhiệt tăng do phát thải khí nhà kính. Phần lớn nhiệt lượng này tập trung gần bề mặt nước, làm tăng cường độ của bão và sức gió.

Biến đổi khí hậu cũng có thể làm tăng lượng mưa từ các cơn bão. Bởi khi trái đất ấm hơn sẽ làm độ ẩm trong không khí tăng, khiến hơi nước bị tích tụ vào những đám mây gây ra tình trạng mưa dữ dội hơn.

Trong mùa bão Đại Tây Dương năm 2020, một trong những mùa bão hoạt động mạnh nhất từng được ghi nhận, biến đổi khí hậu đã làm tăng lượng mưa hàng giờ trong các cơn bão lên từ 8% đến 11%, theo một nghiên cứu vào tháng 4/2022 trên tạp chí Nature Communications.

Thế giới đã ấm lên 1,1 độ C so với mức trung bình thời Tiền công nghiệp. Các nhà khoa học tại Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Hoa Kỳ (NOAA) dự đoán rằng, khi nhiệt độ toàn cầu tăng thêm 2 độ C, tốc độ gió của bão có thể tăng lên đến 10%.

NOAA cũng dự báo tỷ lệ các cơn bão đạt cấp độ mạnh nhất (cấp 4 hoặc 5) có thể tăng khoảng 10% trong thế kỷ này. Cho đến nay, ít hơn 20% các cơn bão đã đạt đến mức độ này kể từ năm 1851.

Tại Mỹ, Florida là nơi có nhiều cơn bão đổ bộ nhất, với hơn 120 lần đổ bộ trực tiếp kể từ năm 1851, theo NOAA. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, một số cơn bão cường độ cao đã đổ bộ xa hơn về phía Bắc Mỹ so với trước đây.

Xu hướng này đang gây lo ngại cho các thành phố ở vĩ độ trung như New York, Boston, Bắc Kinh và Tokyo, nơi mà "hạ tầng không được chuẩn bị" cho các cơn bão như vậy, theo nhà khoa học khí quyển Allison Wing tại Đại học Bang Florida.

Bão Sandy, mặc dù chỉ là một cơn bão cấp 1 nhưng là cơn bão gây thiệt hại nhiều thứ tư trong lịch sử Mỹ, ước tính tổn thất 81 tỷ USD khi nó đổ bộ vào bờ biển Đông Bắc Mỹ năm 2012.

Về thời gian, hoạt động bão thường diễn ra ở Bắc Mỹ là từ tháng 6 đến tháng 11. Sau khi nhiệt độ nước ấm tích tụ trong mùa Hè, những cơn bão dữ dội nhất sẽ diễn ra vào tháng 9. Tuy nhiên, các cơn bão đầu tiên có tên đổ bộ vào Mỹ đã xảy ra sớm hơn ba tuần so với năm 1900, theo một nghiên cứu được công bố vào tháng 8 trên tạp chí Nature Communications.

Bão Beryl, hình thành ở Đại Tây Dương vào tháng 6, là cơn bão cấp 5 sớm nhất từng được ghi nhận.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát thải methane toàn cầu đang tăng rất nhanh, chúng ta có thể làm gì?

Phát thải methane toàn cầu đang tăng rất nhanh, chúng ta có thể làm gì?

Một nghiên cứu mới nhấn mạnh rằng phát thải methane toàn cầu đang tăng nhanh kể từ năm 2006, nhất là từ 2020 đến nay. Xu hướng này sẽ còn tiếp tục nếu chúng ta không sớm hành động quyết liệt.

Đăng ngày: 06/08/2024
Giải pháp biến 20.000 tấn rác thải nhựa thành dầu thô

Giải pháp biến 20.000 tấn rác thải nhựa thành dầu thô

Phương pháp xử lý hóa học của công ty Environment Energy hứa hẹn biến đổi rác thải nhựa thành dầu thô với hiệu quả và độ linh hoạt cao.

Đăng ngày: 06/08/2024
Trung Quốc đối phó thiên tai thế nào?

Trung Quốc đối phó thiên tai thế nào?

Trung Quốc đang tăng cường sử dụng công nghệ vệ tinh và radar trong công tác cứu trợ thiên tai khi các hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng thường xuyên hơn.

Đăng ngày: 06/08/2024
Núi lửa phun dung nham lỏng nhất thế giới đang

Núi lửa phun dung nham lỏng nhất thế giới đang "chìm" dần

Ol Doinyo Lengai, núi lửa duy nhất phun dung nham carbonatite siêu lỏng, lún xuống khoảng 36cm trong 10 năm qua.

Đăng ngày: 05/08/2024
Dự báo thời tiết: Miền Bắc duy trì nắng nóng suốt cả tuần

Dự báo thời tiết: Miền Bắc duy trì nắng nóng suốt cả tuần

Nắng nóng ở thủ đô Hà Nội và khu vực đồng bằng Bắc Bộ được dự báo duy trì trong suốt tuần này.

Đăng ngày: 05/08/2024
Thế giới đã đo được ngày nóng nhất lịch sử như thế nào?

Thế giới đã đo được ngày nóng nhất lịch sử như thế nào?

Để đưa ra kết luận 22/7 là ngày nóng nhất lịch sử nhân loại, các nhà khoa học đã phải phân tích hơn 100 triệu tài liệu thông qua một kỹ thuật đặc biệt.

Đăng ngày: 02/08/2024
Ngọn núi Na Uy có thể vỡ đôi tạo sóng thần cao 80m

Ngọn núi Na Uy có thể vỡ đôi tạo sóng thần cao 80m

Trong tương lai, một sườn núi ở Na Uy sẽ rơi xuống vùng biển bên dưới và tạo ra sóng thần dữ dội nhưng bất chấp nguy cơ, cư dân ở gần vịnh vẫn bình tĩnh.

Đăng ngày: 02/08/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News