Mưa cự đà có thể trút xuống Florida khi trời lạnh
Các loài bò sát như cự đà và rùa biển thường trở nên bất động trong thời tiết lạnh kéo dài vào mùa đông ở Mỹ.
Một con cự đà bị tê liệt trong công viên Oakland ở Florida vào ngày 22/1/2020. (Ảnh: Joe Cavaretta/AP)
Những động vật máu lạnh như cự đà có thể bất động do trời lạnh khi chúng đang ngủ trên cây và rơi thẳng xuống đất ở Nam Florida, Washington Post hôm 22/12 đưa tin. Tương tự, rùa biển có thể đông cứng và dạt vào bờ từ Texas tới New England. Hệ thống bão lớn mang theo mưa tuyết và gió lạnh đang ảnh hưởng tới 90 triệu người dân Mỹ.
Các chuyên gia cho biết, cự đà thường không chết khi rơi khỏi cây. Khớp xương của chúng cứng lại trong giá lạnh, khiến chúng mất khả năng bám vào cành cây và rơi xuống. Giống như tất cả động vật máu lạnh, cự đà không thể tạo ra nhiệt độ cơ thể của chính chúng. Chúng phải dựa vào nhiệt độ trong môi trường để giữ ấm.
Vào cuối tuần này, nhiệt độ ở Florida sẽ giảm xuống -1,1 độ C. Nhiều loài thằn lằn ở phía nam bang này có nguồn gốc từ xứ sở nhiệt đới, vì vậy bất kỳ nhiệt độ nào dưới 7,2 độ C cũng quá lạnh để chúng di chuyển. Cơ quan Thời tiết Quốc gia Mỹ từng cảnh báo người dân Florida về khả năng cự đà rơi khỏi cây. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết cự đà đang thích nghi với nhiệt độ lạnh hơn, vì vậy số lượng cá thể rơi khỏi cây sẽ ít hơn so với quá khứ.
Tuy nhiên, rùa biển không thể thích nghi tốt với nhiệt độ lạnh. Trong những năm gần đây, chúng thường bị sốc lạnh ở ngoài khơi Texas và các bang khác. Tình nguyện viên làm việc với một tổ chức cứu hộ địa phương mang tên Sea Turtle, Inc đã đưa hơn 4.000 con rùa biển gặp nạn tới nơi tái định cư ở đảo Nam Padre, Texas vào tháng 2/2021. Những chuyên gia bảo tồn đang tìm cách nâng nhiệt độ cơ thể chúng dần dần bằng cách cho rùa nằm trên vải bạt và bể phao ở trong nhà.

Nghịch lý: Động vật càng "to xác" càng ăn ít, vật lý cũng không giải thích nổi?
Việc động vật có kích thước cơ thể càng to lớn càng tiêu thụ ít năng lượng tương đối so với động vật nhỏ là một câu hỏi hóc búa với giới sinh học.

Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật
Giao phối là hoạt động không thể thiếu của các loài động vật để duy trì nòi giống. Nhưng chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với những cách giao phố có 1-0-2 của các loài động vật dưới đây.

Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay
Cá đao (pháp danh khoa học: Pristiformes), là một bộ cá dạng cá đuối, với đặc trưng là một mũi sụn dài ra ở mõm.

"Ma sông Mekong" bất ngờ xuất hiện ở Campuchia
Các chuyên gia bão tồn tỏ ra ngạc nhiên khi phát hiện một loài cá chép quý hiếm đã bị mất tích hơn 20 năm qua.

Lạ lùng loài cá được tìm thấy ở Nam Cực: Có máu màu trắng, sẽ chết nếu nhiệt độ vượt quá 5 độ
Các nhà khoa học cho biết, loài cá băng ở Nam Cực này chỉ có thể sống được trong môi trường nước lạnh không thể vượt quá 5 độ C.

Tại sao một số động vật vẫn "nhảy múa" dù bị cắt rời một bộ phận?
Đã bao giờ bạn sốc khi nhìn thấy những cái chân ếch bị cắt rời nhưng vẫn cử động chưa? Nguyên nhân tại sao và làm thế nào dù không có bộ não cũng như hệ thần kinh điều khiển nhưng một số bộ phận như thân, chân... có thể "nhảy múa" được?
