Mưa kim cương rơi ngập hành tinh "có dấu hiệu sự sống"

Một thí nghiệm ngoạn mục của các nhà khoa học Mỹ, Đức và Pháp đã cung cấp bức tranh ngoài sức tưởng tượng về những cơn mưa kim cương - theo nghĩa đen - ở nhiều hành tinh mang dấu hiệu vàng của sự sống.

Theo nghiên cứu được trích dẫn trên tờ PHYS, để xuất hiện mưa kim cương, một hành tinh cần sở hữu hai điều kiện đặc biệt. Thứ nhất, nó phải là một "hành tinh băng" có bầu khí quyển giống sao Hải Vương hay sao Thiên Vương. Thứ hai, nó phải có oxy - là dấu hiệu mà các nhà khoa học luôn khao khát tìm kiếm ở các ngoại hành tinh, bởi là đại diện tiềm năng của sự sống.

Nhưng ở đây, các nhà khoa học không tìm kiếm sự sống, mà tìm kiếm bằng chứng về sự hiện diện cũng như cách mưa kim cương hình thành.

Mưa kim cương rơi ngập hành tinh có dấu hiệu sự sống
Ở nhiều hành tinh khác, mưa kim cương tưởng chừng chỉ có trong tưởng tượng của người Trái đất lại xuất hiện rất phổ biến - (Ảnh: Stewart/SLAC National Accelerator Laboratory).

Mưa kim cương là một hiện tượng được phỏng đoán ở nhiều ngoại hành tinh trước đó, dựa trên các bằng chứng hiếm hoi và chưa đầy đủ khi quan sát khí quyển.

Các nhà khoa học dẫn đầu bởi tiến sĩ Siegfried Glenzer, Giám đốc Bộ phận Mật độ năng lượng cao tại Phòng thí nghiệm Máy gia tốc hạt Quốc gia SLAC của Bộ Năng lượng Mỹ đã chứng minh có một cách mà kim cương nano được hình thành rất khác với cách đã xảy ra trên Trái đất.

Họ đã sử dụng nhựa PET - loại vật liệu phổ biến để làm chai nước - cùng một số vật liệu khác để tái tạo thành phần của hành tinh băng.

Nguyên nhân của sự lựa chọn tưởng chừng buồn cười này là vì PET là vật liệu cân bằng cực tốt giữa carbon, hydro và oxy, y hệt các hành tinh băng.

Sử dụng tia laser quang học công suất cao kết hợp nhiều điều kiện đặc biệt từ một số thiết bị ở SLAC, các tác giả đã ghi nhận cách các nguyên tử của vật liệu được sắp xếp lại, biến carbon trong PET thành kim cương nano.

Với sự hiện diện của oxy ngay trong vật liệu nội tại, các viên kim cương nano có thể phát triển ở nhiệt độ và áp suất thấp hơn những gì từng xảy ra trên Trái đất, do oxy đẩy nhanh quá trình tách carbon và hydro, từ đó hình thành kim cương nano.

Như vậy, dù trên Trái đất kim cương là một vật liệu quý hiếm và việc nó rơi từ trên trời xuống chỉ là giấc mơ.

Thế nhưng trên các hành tinh băng - dạng hành tinh có thể không sống nổi - dấu hiệu của oxy tuy có thể không đại diện cho sự sống như mong đợi, mà đại diện cho một kho báu khác: Kho kim cương khổng lồ.

Với các điều kiện của hành tinh băng dồi dào oxy, kim cương sẽ không hình thành bí ẩn trong lớp phủ sâu của địa cầu nữa, mà có thể hình thành "lang thang" trên trời, tạo thành những cơn mưa kim cương ồ ạt.

Đáng chú ý, để mô phỏng các ngoại hành tinh, các nhà khoa học đã dùng cả một số dữ liệu từ Sao Hải Vương và Sao Thiên Vương - hai hành tinh băng của Hệ Mặt trời. Các nhà khoa học nghi ngờ rằng mưa kim cương có thể đổ xuống cả hai thiên thể này, với những hạt lớn hơn nhiều so với các hạt mưa kim cương được tạo ra tại phòng thí nghiệm.

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Science Advances.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phi hành gia của Trung Quốc hoàn thành chuyến đi bộ ngoài không gian

Phi hành gia của Trung Quốc hoàn thành chuyến đi bộ ngoài không gian

Phi hành đoàn Thần Châu 14 hôm 2/9 hoàn thành nhiệm vụ ngoài trời đầu tiên trên trạm vũ trụ Thiên Cung.

Đăng ngày: 06/09/2022

"Tam giác đỏ" bí ẩn đang hình thành trên bầu trời

Theo SciTech Daily, tam giác đỏ tháng 9 được tạo nên bởi 3 thiên thể màu đỏ tươi là sao Hỏa, sao Aldebaran và sao Betelgeuse.

Đăng ngày: 06/09/2022
Thiết kế căn cứ Mặt trăng của Trung Quốc

Thiết kế căn cứ Mặt trăng của Trung Quốc

Các kiến trúc sư vũ trụ ở Trung Quốc đang thiết kế một căn cứ Mặt trăng từ hang động núi lửa để phi hành gia ở lâu dài sau năm 2035.

Đăng ngày: 06/09/2022
Kính viễn vọng James Webb chụp chuỗi vòng đồng tâm bí ẩn

Kính viễn vọng James Webb chụp chuỗi vòng đồng tâm bí ẩn

Các vòng đồng tâm giống hình vuông với góc bo tròn tỏa đều và dần biến mất xung quanh ngôi sao WR140 cách Trái đất 5.600 năm ánh sáng.

Đăng ngày: 06/09/2022
Tàu vũ trụ cách Trái đất 23,5 tỷ km được cập nhật phần mềm

Tàu vũ trụ cách Trái đất 23,5 tỷ km được cập nhật phần mềm

Lần đầu sau 45 năm kể từ ngày được phóng, tàu vũ trụ Voyager 1 mới được cập nhật phần mềm để vá lỗi truyền dữ liệu rác về trạm điều khiển dưới Trái Đất.

Đăng ngày: 05/09/2022
Sứ mệnh Mặt trăng Artemis 1 tiếp tục bị hoãn vì rò rỉ nhiên liệu

Sứ mệnh Mặt trăng Artemis 1 tiếp tục bị hoãn vì rò rỉ nhiên liệu

Sứ mệnh Artemis 1 dự kiến phóng lên quỹ đạo Mặt Trăng lúc 1h17 sáng 4/9 giờ Hà Nội, nhưng phát hiện sự cố khiến kế hoạch bị hủy lần 2.

Đăng ngày: 05/09/2022
Phát hiện sự hình thành của một ngôi sao nhỏ gần Trái đất

Phát hiện sự hình thành của một ngôi sao nhỏ gần Trái đất

Các nhà khoa học tại Nhật Bản đã quan sát trên hệ thống kính thiên văn vô tuyến ALMA, phát hiện ra sự ra đời của các ngôi sao trẻ trong Đám mây Magellan Nhỏ.

Đăng ngày: 05/09/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News