Mưa lũ “lớn chưa từng thấy” khiến ít nhất 85 người chết ở Nhật

Trận mưa lũ lịch sử “lớn chưa từng thấy” ở Nhật Bản đã khiến ít nhất 85 người thiệt mạng và hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa đi sơ tán.

Theo Daily Mail, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã lên tiếng cảnh báo cần phải “chạy đua với thời gian” để đưa những người nằm trong vùng nguy hiểm đến nơi an toàn.

Ước tính đã có 1,5 triệu người buộc phải rời bỏ nhà cửa đi sơ tán, trong khi 3 triệu người khác được khuyên làm điều tương tự, hoặc đối mặt với thảm họa bởi trận mưa lũ lịch sử.


Đây được coi là trận mưa lũ tồi tệ nhất ở Nhật trong hàng thập kỷ.

Cơ quan Khí tượng Nhật Bản cho biết, lượng mưa trong 3 giờ chỉ riêng ở khu vực tỉnh Kochi đã lên tới 26,3cm, mức cao nhất được ghi nhận kể từ khi cơ quan này bắt đầu thống kê vào năm 1976.

Kênh truyền hình NHK của Nhật Bản dẫn lời nhà chức trách cho biết, ít nhất 85 người đã thiệt mạng, 6 người trong tình trạng nguy kịch. Phát ngôn viên chính phủ Nhật, Yoshihide Suga nói vẫn còn 92 người mất tích trong khu vực phía nam tỉnh Hiroshima.


Đội cứu hộ Nhật bản giải cứu những người mắc kẹt.

Nhật Bản đã điều 40 trực thăng đến hỗ trợ công tác tìm kiếm, cứu hộ. “Đội cứu hộ đang làm việc hết sức. Chúng ta phải chạy đua với thời gian”, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nói.

Hơn 50.000 công nhân, cảnh sát, và sỹ quan quân đội cũng được huy động để đối phó với thảm họa. Nhiều ngôi làng bị nhấn chìm hoàn toàn trong nước lũ. Thứ duy nhất mà người ta nhìn thấy ở khu vực này là ngọn đèn tín hiệu giao thông.


Mưa lũ lịch sử khiến nhiều ngôi làng ngập hoàn toàn trong nước.

Mưa lớn bắt đầu từ tuần trước sau khi một cơn bão đổ bộ vào đất liền. Nhiều người dân Nhật Bản không kịp sơ tán đã bị cô lập ở trên mái nhà.

Việc thống kê thiệt hại và con số thương vong hiện gặp nhiều thách thức vì khu vực ảnh hưởng khá rộng lớn. Chính quyền Nhật Bản cảnh báo đây có thể là trận mưa lũ tồi tệ nhất trong hàng thập kỷ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 07/02/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 27/01/2025
Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Đăng ngày: 25/01/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 17/01/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 16/01/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 15/01/2025
Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Đăng ngày: 12/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News