"Mũi điện tử" phát hiện tế bào ung thư trong mẫu máu

Công cụ này có thể nhận biết sự khác nhau của hợp chất hữu cơ dễ bay hơi phát ra từ tế bào ung thư và tế bào bình thường trong huyết tương.

Chiếc mũi thông thường của con người có thể phân biệt mùi nhờ thành phần và tỷ lệ hợp chất hữu cơ dễ bay hơi của vật như mùi hoa, mùi cà phê. Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu Đại học Pennsylvania (Mỹ) tìm hiểu cách hợp chất hữu cơ dễ bay hơi do tế bào ung thư tiết ra và phát triển "mũi điện tử".

Mũi điện tử phát hiện tế bào ung thư trong mẫu máu
Cảm biến trong chiếc "mũi điện tử" mà nhóm nghiên cứu phát triển. (Ảnh: Đại học Pennsylvania).

Ông Charlie Johnson, tác giả nghiên cứu cho biết, các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi từ mô và huyết tương của bệnh nhân ung thư buồng trứng có mùi khác với hợp chất được giải phóng từ mẫu của bệnh nhân có khối u lành tính. Nhờ đó, công cụ này có thể phân biệt tế bào lành tính và phát hiện dấu hiệu ung thư trong mẫu huyết tương.

Các cảm biến nano trong "mũi điện tử" giúp phát hiện thành phần hợp chất hữu cơ dễ bay hơi phát ra từ các tế bào. Thiết bị sử dụng trí tuệ nhân tạo và máy học để giải mã các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi tiết ra từ các tế bào trong mẫu huyết tương.

Trong quá trình nghiên cứu, nhóm thử nghiệm trên 93 mẫu bệnh nhân, trong đó 20 bệnh nhân ung thư buồng trứng, 20 người có u buồng trứng lành tính, 13 bệnh nhân ung thư tuyến tụy, 10 người có u tuyến tụy lành tính và 30 người không mang bệnh, đối chứng phù hợp về tuổi và giới tính.

Kết quả cho thấy, "mũi điện tử" phát hiện ung thư buồng trứng và ung thư tuyến tụy với tỷ lệ chính xác lần lượt là 95% và 90%. Trong số đó, dữ liệu thiết bị còn chọn ra 8 bệnh nhân ung thư giai đoạn đầu. Điều này cho thấy thiết bị có thể phát hiện bệnh trước khi trở nên trầm trọng hơn.

Thiết bị có thể là cách tiếp cận không xâm lấn trong sàng lọc phát hiện ung thư, chẳng hạn như tuyến tụy và buồng trứng. "Đây là một nghiên cứu ban đầu nhưng kết quả rất hứa hẹn", Charlie Johnson nói và cho biết nếu được phát triển phù hợp với môi trường lâm sàng, đây có thể được coi một xét nghiệm sau khi lấy máu tiêu chuẩn.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Các biến thể của virus gây đại dịch cúm ngày càng nguy hiểm

Các biến thể của virus gây đại dịch cúm ngày càng nguy hiểm

Quá trình tiến hóa của virus gây đại dịch cúm năm 1918 có những điểm tương đồng đại dịch Covid-19, như nhiều đợt dịch liên tiếp với nhiều biến chủng khác nhau và các đợt bùng phát sau mức độ nguy hiểm hơn đợt trước.

Đăng ngày: 06/06/2021
Nghiên cứu kết luận: Bánh bao và bánh mì nướng rồi hấp mới là lựa chọn tốt hơn cho sức khỏe

Nghiên cứu kết luận: Bánh bao và bánh mì nướng rồi hấp mới là lựa chọn tốt hơn cho sức khỏe

Bánh mì nướng có lẽ là loại bánh mì quen thuộc nhất với người Việt Nam chúng ta nhưng chưa hẳn là loại bánh mì tốt cho sức khỏe. T

Đăng ngày: 02/06/2021
Trung Quốc phát hiện người đầu tiên nhiễm virus cúm gia cầm H10N3

Trung Quốc phát hiện người đầu tiên nhiễm virus cúm gia cầm H10N3

Một người đàn ông 41 tuổi ở TP Trấn Giang, tỉnh Giang Tô, miền Đông Trung Quốc được xác định nhiễm virus cúm gia cầm H10N3.

Đăng ngày: 01/06/2021
Cơ thể sẽ phản ứng thế nào khi bạn uống quá nhiều nước?

Cơ thể sẽ phản ứng thế nào khi bạn uống quá nhiều nước?

Sự sống con người không thể tồn tại nếu không có nước. Nhưng trong một số hoàn cảnh, nước cũng có thể nguy hiểm như bất kỳ chất độc nào.

Đăng ngày: 30/05/2021
Tác động của rượu bia đối với người lái xe như thế nào?

Tác động của rượu bia đối với người lái xe như thế nào?

Việc tiêu thụ rượu rất phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Mỗi năm, hàng chục tỷ lít rượu và được tiêu thụ trên toàn thế giới.

Đăng ngày: 29/05/2021
Bệnh dịch hạch có ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch của con người

Bệnh dịch hạch có ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch của con người

Theo một nghiên cứu mới đây, bệnh dịch hạch Bubonic có ảnh hưởng lâu dài đến khả năng miễn dịch của con người.

Đăng ngày: 28/05/2021
Các nhà khoa học tìm ra mức tuổi thọ tối đa con người có thể đạt tới

Các nhà khoa học tìm ra mức tuổi thọ tối đa con người có thể đạt tới

Các nhà sinh học đã phân tích máu có thể xác định tuổi thọ hay sự bền vững về mặt sinh lý của cơ thể.

Đăng ngày: 27/05/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News