Muốn đi tiểu là phải đứng lên đi ngay đừng để ra nông nỗi này rồi mà hối hận

Nếu biết một loạt những nguy hại như thế này, chắc chắn bạn đã nhận ra tầm quan trọng của việc đi tiểu đúng lúc, tránh tối đa việc nhịn tiểu vì bất kì lý do gì đi chăng nữa.

Cho tới khi biết đi, chúng ta biết cách kiểm soát bàng quang và bộ não cho biết rằng khi chúng ta phải đi vệ sinh - đó là lúc chúng ta phải đứng lên, vào nhà vệ sinh để xả hết nước trong bàng quang. Điều này là hết sức cần thiết và mỗi ngày, một người khỏe mạnh bình thường cần đi vệ sinh 6-7 lần.

Thế nhưng, vì lý do nào đó, hầu hết là do bận rộn hoặc đôi khi là lười mà không ít người cố tình nhịn tiểu. Dần dần, đây trở thành thói quen xấu. Trong khi những người này tin rằng là mình có khả năng nhịn tiểu tốt thì họ lại không biết rằng làm như vậy chính là hành hạ bàng quang và các bộ phận khác trong cơ thể mình.

Nhịn tiểu là một việc vô cùng có hại sức khỏe. Nếu chúng ta cứ lười đứng lên đi vệ sinh mà cứ nhịn tiểu như vậy trong thời gian dài thì hậu quả sẽ vô cùng nghiêm trọng như thế này đây.


Muốn bàng quang luôn khỏe mạnh thì hãy xả lượng nước tiểu ra khi nó phát tín hiệu đã đầy.

1. Bàng quang có thể bị yếu đi và ảnh hưởng đến cơ sàn chậu

Bàng quang của bạn chỉ có thể giữ được nhiều nhất khoảng 473ml nước, đối với trẻ em nó thậm chí còn ít hơn - chỉ khoảng 118ml. Hãy nhớ rằng, bàng quang của bạn cũng là một cơ và nếu nó phải làm việc quá sức thì sẽ có thể ảnh hưởng đến những cơ quan khác, ví dụ như sàn chậu.

Cơ sàn chậu có nhiệm vụ kiểm soát việc bàng quang có giữ được nước tiểu hay không, nếu nó bị yếu đi, khả năng giữ nước tiểu của bàng quang cũng kém đi. Vì vậy, bạn muốn bàng quang luôn khỏe mạnh thì hãy xả lượng nước tiểu ra khi nó phát tín hiệu đã đầy.

2. Não sẽ bị rối loạn và không biết khi nào thì cần đi tiểu


Một khi bàng quang kéo giãn, não của bạn có thể mất khả năng nhận biết khi nào thì bạn cần phải đi tiểu.

Có thể bạn không tin nhưng sự thật thì bạn càng hay nhịn tiểu thì bàng quang của bạn càng kéo giãn ra (có thể hiểu là mỏng đi). Tiến sĩ Chamandeep Bali, bác sĩ tại phòng khám Toronto Naturopathic Health Clinic chia sẻ trên trang Huffington Post rằng một khi bàng quang kéo giãn, não của bạn có thể mất khả năng nhận biết khi nào thì bạn cần phải đi tiểu. Thông báo quan trọng đó được bàng quang gửi đến não khi nó đầy và đến lúc phải đi tiểu. Một khi cơ chế phát nhận tín hiệu này không còn nhạy bén nữa thì rất có khả năng bạn sẽ bị rối loạn tiểu tiện, nói cách khác là "tè dầm".

Bác sĩ Lauren Streicher chia sẻ trên Redbook rằng: "Khi bàng quang của bạn khỏe mạnh, bạn sẽ biết khi nào cần đi tiểu và kiểm soát được chuyện này. Nhưng một khi các tín hiệu bị rối loạn, rất có thể bạn không kịp chạy vào nhà vệ sinh khi mà bạn vừa nhận được "thông báo cần đi tiểu". Kết quả là rất có thể bạn sẽ phải xấu hổ vì quần đã bị ướt rồi".

3. Bạn có thể bị nhiễm trùng đường tiểu


Khoảng một nửa số phụ nữ bị nhiễm trùng đường tiểu (UTI).

Khoảng một nửa số phụ nữ bị nhiễm trùng đường tiểu (UTI) ít nhất một lần trong đời. Nhiễm trùng này xảy ra vì vi khuẩn đã xâm nhập vào đường tiết niệu, sau đó gây ra các triệu chứng như nóng rát, cần đi tiểu thường xuyên, đau vùng chậu...

Tuy nhiên, UTI không thực sự là kết quả trực tiếp của việc nhịn tiểu mà là do nước tiểu giữ lại trong bàng quang khiến nơi đây trở thành vùng sinh sôi của vi khuẩn sau đó có thể gây UTI.

4. Vi khuẩn có thể gây ra các vấn đề khác

UTI không phải là điều duy nhất có thể xảy ra nếu vi khuẩn "tự làm nhà ở" trong đường tiểu. Các phản ứng phụ khác nhau cũng có thể xảy ra, bao gồm các bệnh nhiễm trùng khác, sốt, đau, chuột rút... Đây chắc chắn là một hiệu ứng domino (có mối liên kết và kéo theo nhau). Vì vậy, để tránh các rắc rối, tốt nhất bạn không nên nhịn tiểu.

5. Các cơ quan khác có thể bị ảnh hưởng


Nếu nước tiểu trong bàng quang quá nhiều mà không được thải ra ngoài sẽ ảnh hưởng đến thận.

Bàng quang kết nối với hệ thống tiết niệu, bao gồm thận. Thận bài tiết nước thừa trong máu và lọc chất thải thành nước tiểu. Tổ chức The Kidney and Urology Foundation (Thận và Nước tiểu) cho biết nếu nước tiểu trong bàng quang quá nhiều mà không được thải ra ngoài sẽ đi ngược trở lại các ống nối bàng quang với thận, gây nhiễm trùng và tổn thương thận.

Nhà giải phẫu học người Mỹ, Alex Shteynshlyuger cũng đã giải thích trong một cuộc phỏng vấn rằng trong trường hợp mắc bệnh nhiễm trùng kéo dài, các mô có thể bị hư hỏng và không còn tính đàn hồi, cuối cùng trở thành mô sẹo, do đó có thể gây nhiễm trùng thận.

6. Cơ bắp có thể bị siết chặt lại như chuột rút

Nhịn tiểu không chỉ khiến bạn cảm thấy khó chịu mà còn làm cho các cơ bắp bị siết chặt lại. Ông Streicher giải thích, tôi thấy rất nhiều người mắc chứng đau bụng dưới và nghĩ rằng có điều gì đó sai trái nghiêm trọng. Kết quả là một trong những điều tôi phát hiện ra là họ có bàng quang không bình thường và điều này gây ra các cơn đau.

Với tất cả những mối nguy hại như trên, chắc chắn bạn đã nhận ra tầm quan trọng của việc đi tiểu đúng lúc, tránh tối đa việc nhịn tiểu vì bất kì lý do gì đi chăng nữa.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Đăng ngày: 31/03/2025
Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Đăng ngày: 26/03/2025
Lịch sử tình dục của loài người

Lịch sử tình dục của loài người

Chim làm chuyện ấy, ong làm chuyện ấy, con người từ thuở sơ khai cũng đã làm chuyện ấy. Nhưng hoạt động này đã thay đổi như thế nào trong hàng nghìn năm qua, và thậm chí chỉ trong vài thập kỷ vừa rồi?

Đăng ngày: 24/03/2025
Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.

Đăng ngày: 22/03/2025
Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là khí gây cười, tên hóa học là Đinitơ monoxit hay nitrous oxide, là hợp chất hóa học với công thức N2O. Khi bơm vào bóng bay, gọi là bóng cười (funkyball).

Đăng ngày: 19/03/2025
Bệnh tật tiềm ẩn đằng sau nụ hôn

Bệnh tật tiềm ẩn đằng sau nụ hôn

Hôn người khác có thể kéo đến từ những bệnh nhẹ như herpes miệng đến vấn đề nghiêm trọng hơn như viêm màng não do virus hoặc quai bị.

Đăng ngày: 18/03/2025
Cách xử lý khi bị ong đốt

Cách xử lý khi bị ong đốt

Bị ong đốt khiến bạn đau buốt, có thể bị nhiễm độc thậm chí tử vong nếu không được xử lý, cứu chữa kịp thời. Vậy, phải làm gì, sơ cứu vết đốt ra sao khi bị ong đốt?

Đăng ngày: 15/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News