Mỹ lần đầu nhân bản thành công chồn hương nguy cấp từ tế bào động vật đông lạnh

Mới đây, các nhà khoa học Mỹ cho biết họ đã nhân bản thành công một con chồn hương chân đen từ phôi tế bào động vật đông lạnh.

Đài Sputnik (Nga) dẫn nguồn Tổ chức Cá và Động vật hoang dã Mỹ đưa tin các nhà khoa học nước này đã nhân bản thành công loài chồn chân đen có nguy cơ tuyệt chủng cao bằng cách sử dụng các tế bào bảo quản đông lạnh của một con chồn cái khác, đã chết cách đây vài thập kỷ.

Mỹ lần đầu nhân bản thành công chồn hương nguy cấp từ tế bào động vật đông lạnh
Chồn nhân bản vô tính chào đời ngày 10/12/2020.

Con chồn cái được nhân bản có tên Elizabeth Ann, là bản sao di truyền của một sinh vật khác tên là Willa, được thu thập tế bào sau khi chết nhiều năm trước. Elizabeth Ann là loài bản địa đầu tiên được nhân bản ở Mỹ, đánh dấu một đóng góp quan trọng trong việc nhân bản gen. Các nhà khoa học tin rằng sự ra đời của Elizabeth sẽ giúp giải quyết các rào cản di truyền ở nhiều loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng khác

Chồn nhân bản vô tính chào đời ngày 10/12/2020. Để biến việc nhân bản đầu tiên của một loài ở Bắc Mỹ thành hiện thực, các nhà nghiên cứu đã đưa phôi nhân bản vào một con chồn cái khác tại Công ty di truyền vật nuôi ViaGen Pets & Equine.

Các nhà khoa học cho rằng nhân bản là một công cụ mới có thể mở đường cho việc bổ sung các biện pháp như bảo vệ môi trường sống, kiểm soát dịch bệnh và điều tra quần thể hoang dã.

Họ cũng nói thêm rằng hiện tại, con chồn hương đang được nuôi và chăm sóc tại Trung tâm Bảo tồn Chồn hôi Chân đen thuộc Dịch vụ Cá và Động vật Hoang dã ở Colorado. Con vật sẽ không được thả vào tự nhiên.

Chồn hương chân đen là một loại chồn dễ nhận biết bởi phần quanh mắt sẫm trông giống như mặt nạ của tên cướp. Chúng bí ẩn và sống về đêm, thức ăn chủ yếu của chúng những con chó đồng cỏ. Đây cũng là một trong những loài động vật có vú có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất ở Bắc Mỹ và là loài chồn hương hoang dã duy nhất ở đây.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện chim cánh cụt màu vàng kỳ lạ,

Phát hiện chim cánh cụt màu vàng kỳ lạ, "hiếm có khó tìm"

Thiên nhiên luôn ẩn chứa nhiều điều bí ẩn mà con người chưa từng khám phá và biết đến. Một nhiếp ảnh gia đã vô tình bắt gặp một chú chim cánh cụt màu vàng độc lạ trong thế giới tự nhiên.

Đăng ngày: 22/02/2021
Ngư dân ở Mỹ câu được cá mú khổng lồ nặng 133kg

Ngư dân ở Mỹ câu được cá mú khổng lồ nặng 133kg

Hai người đàn ông tại bang Florida đang ăn mừng vì câu được một con cá khổng lồ nặng gần 140 kg, còn được biết đến với tên là cá mú Warsaw.

Đăng ngày: 20/02/2021
Chuột ngoại cỡ ăn thịt chim biển có nguy cơ tuyệt chủng

Chuột ngoại cỡ ăn thịt chim biển có nguy cơ tuyệt chủng

Những con chuột lớn hơn 50% so với mức trung bình đang đe dọa quần thể chim MacGillivary´s Prion trên đảo Gough ở phía nam Đại Tây Dương.

Đăng ngày: 19/02/2021
Giải cứu hàng nghìn con rùa biển có nguy cơ chết rét ở Texas

Giải cứu hàng nghìn con rùa biển có nguy cơ chết rét ở Texas

Trung tâm hội nghị đảo South Padre bắt đầu nhận giải cứu rùa biển ngày 15/2, khi Tổ chức bảo vệ rùa biển ngay cạnh đó không thể xử lý số lượng rùa biển và đã bị mất điện.

Đăng ngày: 19/02/2021
Hé lộ bí mật của

Hé lộ bí mật của "cá hóa thạch sống" châu Phi

Cá coelacanth hay còn được biết đến với cái tên " cá hóa thạch sống" đã tiến hóa hàng chục gene mới chỉ 10 triệu năm trước.

Đăng ngày: 18/02/2021
Phát hiện tôm hùm lạ trong lô hàng ở siêu thị

Phát hiện tôm hùm lạ trong lô hàng ở siêu thị

Một con tôm hùm với màu sắc khác thường được tìm thấy trong siêu thị ở China, bang Maine. Thay vì phải kết thúc cuộc đời trong nồi, con tôm sẽ được sống ở viện nghiên cứu.

Đăng ngày: 17/02/2021
Chim sẻ ký sinh nhờ trong tổ, bắt chước con non để lừa bố mẹ cho ăn

Chim sẻ ký sinh nhờ trong tổ, bắt chước con non để lừa bố mẹ cho ăn

Những con chim sẻ châu Phi non sử dụng kỹ thuật tiến hóa đáng kinh ngạc để lừa bố mẹ loài chim khác nuôi mình.

Đăng ngày: 15/02/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News