Mỹ tiết lộ thử nghiệm đĩa bay quân sự
Cục lưu trữ quốc gia Mỹ lần đầu tiên công bố bản vẽ chiếc đĩa bay được Không lực Hoa Kỳ đặt một công ty tư nhân nghiên cứu chế tạo vào những năm 1950. Thiết bị bay này có tên là “Dự án 1794” (Project 1794).
Theo sự sắp xếp của mạng lưới tư liệu ghi ngày 1/6/1956, chiếc đĩa bay được coi là thiết bị bay, cất cánh và hạ cánh theo phương thẳng đứng và bay với tốc độ từ 3 đến 4 Mach (đơn vị tốc độ của ngành hàng không, tương đương 3.200 - 4.300km/giờ) trần bay (giới hạn độ cao) của đĩa bay là trên 30.000km và khoảng cách bay tối đa là 1.800km.
Để có được nguyên mẫu, chính phủ quy định với đối tác phải hoàn thành trong 2 năm. Kinh phí cấp cho dự án là 3,16 triệu đôla. Tạp chí Wired cho biết tính theo thời giá hiện nay, số tiền này vào khoảng 26,6 triệu USD.
Người ta chưa viết rõ mục đích của dự án này và vì sao Không lực Hoa Kỳ lại xác định thời gian hoàn thành như vậy. Theo tư liệu của Tạp chí Wired, dự án của một đĩa bay khác đã kết thúc vào năm 1960 vì các chuyên gia không thành công trong việc đạt được độ cao cần thiết của đĩa bay. Nó còn rất xa mới đạt được trần bay quy định.
Nguyên mẫu của những chiếc đĩa bay, kể cả chiếc mang tên Project 1794, Không lực Hoa Kỳ đã ký hợp đồng nghiên cứu thiết kế với công ty Canada là Avro Aircraft. Hợp đồng cho biết nhận lời với Lầu năm góc, công ty sẽ chế tạo hai chiếc đĩa bay thử nghiệm.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.
