Nai con nhanh trí, 2 lần thoát chết khỏi nanh vuốt báo hoa mai
Bản năng sinh tồn của nai con đã giúp nó thoát chết khỏi cuộc đi săn của báo hoa mai một cách ngoạn mục.
Trong một video ngắn ghi lại màn chạm trán chớp nhoáng giữa báo hoa mai và hai mẹ con nhà nai (còn gọi là hươu Sambar), có thể thấy con mồi ban đầu mặc dù phản ứng chậm, nhưng quyết định dũng cảm đã giúp nó thoát chết không chỉ một, mà tới hai lần khỏi nanh vuốt báo hoa mai.
Theo lời kể của Irfan, người ghi lại đoạn video thú vị trên, cuộc đi săn được bắt đầu khi con báo hoa mai bất ngờ xuất hiện và lao nhanh về phía hai mẹ con nhà nai - lúc ấy đang thản nhiên uống nước ở bờ sông. Ngay lập tức, nai mẹ bỏ chạy theo phản xạ, còn nai con vẫn chưa hiểu chuyện gì đang diễn ra.
Khi kẻ săn mồi tới quá gần, nai con mới giật mình, nhưng lúc ấy đã quá muộn để chạy theo hướng của nai mẹ. Thay vì đâm đầu vào chỗ chết, chú nai có quyết định dũng cảm khi lao thẳng xuống vùng nước sâu mà không chút chần chừ.
Chính quyết định này đã giúp nó thoát chết trong gang tấc, bởi báo hoa mai mặc dù chạy rất nhanh trên cạn, nhưng lại vô cùng khó xoay xở khi ở dưới nước. Bằng chứng là mặc dù đã tóm được nai con, nhưng báo vẫn phải buông bỏ vì nước quá sâu.
Sau pha "chết hụt", nỗ lực quay trở lại bờ của nai con tiếp tục gặp thử thách, khi con báo vẫn chưa bỏ cuộc. Lúc này, nó đã đợi sẵn ở vùng nước nông, và định vồ lấy con mồi lần thứ hai. Tuy nhiên, nai con nhanh trí lặp lại chiến thuật lao nhanh xuống giữa dòng nước, khiến con báo ngán ngẩm quay trở lại bờ.
Mãi tới lúc này, nai mẹ mới xuất hiện trở lại để can thiệp và bảo vệ con non, nhưng rõ ràng là chú nai dũng cảm đã tự mình xoay xở để thoát khỏi nanh vuốt của kẻ săn mồi thành công.
Nai trưởng thành có vóc dáng cao lớn, to khỏe, thân dài khoảng 1,8 tới 2 mét.
Hươu nai (tên khoa học: Rusa unicolor) hay còn gọi là hươu Sambar theo tiếng Anh, là một loài thú lớn thuộc họ Hươu, phân bố chủ yếu ở Sri Lanka, Nepan, Ấn Độ, Trung Quốc, và các nước Đông Dương.
Chúng là loài nai có kích thước lớn nhất được ghi nhận là còn sống ở vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới. Nai trưởng thành có vóc dáng cao lớn, to khỏe, thân dài khoảng 1,8 tới 2 mét, vai cao 1,4 đến 1,6 mét và nặng khoảng 2 tạ.
Nai có phần mõm khá dài, đôi tai to mọc dựng đứng trên đỉnh đầu, mắt rất to giúp tăng thị lực, cũng như để phát hiện thấy những thiên địch trong môi trường hoang dã.
Đặc điểm nổi bật nhất của loài vật này là trên cổ của chúng có một đường sọc màu nâu sẫm chạy dọc sống lưng đến tận đuôi. Chúng sở hữu bộ móng rất cứng, cùng 4 chân thon dài và chắc khỏe, có thể leo lên những đồi núi đầy đá sỏi, hay thậm chí là những vách dốc dựng đứng.
Nai đực có cặp sừng dài, mỗi sừng chĩa ra ba nhánh, tạo thành hình chữ u, đoạn trên nhẵn bóng, phần dưới hơi xù xì. Sừng của nai rất dài, trung bình khoảng từ 70-80 cm. Tuy nhiên, chiếc sừng dài nhất từng được ghi nhận lên tới 125 cm.
Trước nạn săn bắn tràn lan của con người, cũng như môi trường sống bị thu hẹp, nai đang là loài có nguy cơ tuyệt chủng, được Sách đỏ liệt vào cấp độ "sắp nguy cấp" IUCN 3.1. Ở Việt Nam, loài nai bản địa phân bố ở vùng đồi núi chủ yếu là nai đen - một phân loài khá phổ biến trong tự nhiên.

Loài chim cổ đại đã tuyệt chủng hồi sinh từ cõi chết
Hiện tượng tiến hóa lặp lại đã giúp một loài chim cổ đại xuất hiện trở lại ở Ấn Độ Dương và sống sót đến ngày nay.

Loài rắn độc nhất Việt Nam: Cạp nong, cạp nia hay hổ mang chúa cũng không có "cửa"
Đây là loài rắn cực độc và có độc tính còn mạnh hơn những loài rắn độc như hổ mang chúa, cạp nong hay cạp nia...

Những điều thú vị về loài cá sấu
Sở hữu thân mình giống những loài bò sát từng sống ở thời tiền sử, cá sấu mang trong mình sức mạnh tiềm ẩn từ thời cổ đại, giúp chúng trở thành vua trên các đầm lầy, sông nước khắp vùng nhiệt đới.

Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD
Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cho biết: sắp tới, nhiều loài động vật, trong đó có chim Dẽ mỏ thìa được đưa vào danh sách các dự án bảo tồn với tổng trị giá viện trợ 3,3 triệu USD (2,4 triệu Euro).

11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh
Chó luôn được coi là người bạn thân thiết của con người vì vậy có thể bạn cho rằng bạn đã biết hết về loài chó. Tuy nhiên, sự thực không hẳn như vậy.

Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An
Do nhu cầu kinh tế, một số người dân sống trong vùng lòng hồ Trị An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã xây dựng ao thả một số loài cá bản địa và những thảm họa về môi trường bắt đầu xảy ra. Hiện thảm hoạ đáng kể nhất là từ loài cá Hoàng đế (ngư dân lò
