Nấm có thể cứu đàn ong

Một trong những mối đe dọa lớn nhất thế giới đối với ong mật, mối ong (varroa mite), chẳng mấy chốc sẽ gặp phải báo oán. Các nhà nghiên cứu thuộc đại học Warwick đang tìm hiểu loài nấm trong tự nhiên có thể tiêu diệt mối ong. Họ cũng đang khám phá nhiều cách thức để đưa “nấm sát thủ” đến các tổ ong nhờ các chậu rửa chân chứa nấm hay thuốc xịt.

Mọi người đều biết rằng loài ong trên toàn thế giới đang phải chịu thảm họa suy giảm nặng nề. Một trong những nguyên nhân gây ra thảm họa đó là mối ong, kẻ hủy diệt Varroa. Mối ong ăn dịch tuần hoàn trên nhộng và ong mật trưởng thành. Bằng cách đó chúng lan truyền bệnh làm giảm tuổi thọ của ong khiến cho đàn ong suy giảm số lượng. Mối ong cũng có tác động lớn tại tất cả quốc gia mà nó xuất hiện, ví dụ nó gây ra thiệt hại từ 30% đến 50% đàn ong mật khi lần đầu tiên nó đến Anh Quốc. Và hiện nay mối ong đã trở thành đại dịch. Thiệt hại về đàn ong với mức độ nói trên ảnh hưởng lớn đến mùa màng thương mại và các cây cối thụ phấn nhờ ong. Bệnh dịch bắt nguồn từ Châu Á nhưng đã lan rộng trên toàn thế giới.

Hiện tại, người ta xử lý mối ong bằng các loại thuốc diệt côn trùng nhưng chúng đã hình thành được khả năng kháng thuốc. Các kỹ thuật kiểm soát sinh học (như việc sử dụng các sinh vật kiểm soát lẫn nhau) có thể mang tới phương thức mới có thể kiểm soát côn trùng gây hại mà không phụ thuộc vào các loại thuốc diệt côn trùng tổng hợp. Nhưng hiện vẫn chưa tìm được loại côn trùng tự nhiên hay kẻ thù của mối varroa ký sinh trên mối hay trên vật chủ ong mật của chúng.

Mối ong ký sinh trên nhộng ong. (Ảnh: Image courtesy of University of Warwick)

Nghiên cứu được Defra tài trợ do các nhà nghiên cứu thuộc đại học Warwick, nhóm nghiên cứu thực vật Warwick HRI thực hiện phối hợp với Nghiên cứu Rothamsted mới đây đã phát hiện một số kẻ thù tự nhiên của mối varroa trên vật chủ khác của chúng.

Tiến sĩ Dave Chandler – nhà nghiên cứu thuộc đại học Warwick – cho biết: “Chúng tôi đã tiến hành kiểm tra 50 loại nấm khác nhau gây hại cho các loại côn trùng khác (còn gọi là nấm entomopathogenic) để xem liệu chúng có thể giết mối ong hay không. Chúng tôi cần phải tìm ra loại nấm sát thủ có công hiệu với mối ong đồng thời lại ít ảnh hưởng đến ong, chúng phải hoạt động trong môi trường khô và ấm và phải có trong tổ ong. Trong số 50 loài nấm ban đầu, chúng tôi đang tập trung vào 4 loài đáp ứng tốt nhất 3 điều kiện nêu trên”.

Nhóm nghiên cứu hy vọng có được các nguồn tài trợ bổ sung để nghiên cứu sâu hơn về hiệu quả của 4 loại nấm cũng như để tìm ra phương thức tốt nhất nhằm ứng dụng vũ khí sinh học trong tổ ong. Rất nhiều phương pháp đang được cân nhắc, trong đó bao gồm cách đặt chậu rửa chân có nấm ở ngay lối vào chính của tổ ong. Tuy nhiên môi trường phức tạp trong tổ ong cũng đồng nghĩa với nhu cầu cần nhiều hơn các ứng dụng khéo léo.

Tiến sĩ Chandler sẽ thực hiện Hội nghị quốc tế Hiệp hội nghiên cứu bệnh trên động vật không xương sống tại đại học Warwick bắt đầu vào ngày 4 tháng 8. Tại đó một phần đặc biệt sẽ được tổ chức về chủ đề sức khỏe của ong mật. Hội nghị là nơi tập trung của các chuyên gia hàng đầu trên thế giới về hiện tượng suy giảm đàn ong. Tại đây các chuyên gia sẽ bàn luận về nguyên nhân ẩn giấu bên trong của hiện tượng trên mọi phương diện.

Từ khóa liên quan:

mối ong

bầy ong

ký sinh

nấm sát thủ

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khám phá thú vị về cây quất cảnh ngày Tết

Khám phá thú vị về cây quất cảnh ngày Tết

Cây quất là cây xanh, cây ăn quả rất quen thuộc với người dân Việt Nam, đặc biệt là mỗi dịp Tết đến xuân về.

Đăng ngày: 15/05/2025
Cận cảnh quá trình ve sầu

Cận cảnh quá trình ve sầu "thoát xác"

Trong một dịp đi nghiên cứu về các loài sinh vật, côn trùng, nhà nhiếp ảnh Thomas Marent đã may mắn chứng kiến quá trình một chú ve sầu lột xác.

Đăng ngày: 13/05/2025
Độc đáo loài xương rồng tự chết để tiếp tục tồn tại và lan rộng khắp sa mạc

Độc đáo loài xương rồng tự chết để tiếp tục tồn tại và lan rộng khắp sa mạc

Không giống các loại xương rồng khác trên thế giới thường phát triển theo chiều dọc, Creeping Devil phát triển theo chiều ngang và nằm trên mặt đất.

Đăng ngày: 10/05/2025
Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ

Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ

Cân bằng hoá học giữa các sắc tố trong bụng chuồn chuồn xác định màu sắc của chúng. Khi có chất oxi hoá, những tế bào này vàng và khi có mặt chất khử, chúng trở thành đỏ.

Đăng ngày: 09/05/2025
Việt Nam vinh dự sở hữu 3 trong 10 loại quả hiếm nhất thế giới

Việt Nam vinh dự sở hữu 3 trong 10 loại quả hiếm nhất thế giới

Trong danh sách 10 loại trái cây được bình chọn là ngon và hiếm nhất thế giới, thì có tới 5 loại quả xuất hiện ở Việt Nam nhưng trong đó có 3 loại quả có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á.

Đăng ngày: 05/05/2025
Top 10 loại nấm quý hiếm nhất ở Việt Nam

Top 10 loại nấm quý hiếm nhất ở Việt Nam

Hiện nay các loại nấm là món ăn ưa thích của nhiều người. Không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao chúng còn là nguyên liệu để chế biến những món ăn hấp dẫn.

Đăng ngày: 04/05/2025
12 loại nấm độc nguy hiểm nhất thế giới

12 loại nấm độc nguy hiểm nhất thế giới

Nếu ăn phải một số loại nấm độc như nấm đôi cánh thiên thần hoặc nấm mũ đầu lâu, con người sẽ bị tổn thương gan, thận, hệ thần kinh, dẫn đến tử vong.

Đăng ngày: 02/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News