Nấm đắt nhất thế giới bị đe dọa bởi biến đổi khí hậu

Mùa hè kéo dài do biến đổi khí hậu khiến nấm cục trắng Alba đắt hơn vàng miếng, khó phát triển và trở nên khan hiếm hơn.

Nấm Truffle hay còn gọi là nấm cục trắng thường được thấy nhiều ở thị trấn Alba, thuộc Piedmont, Italy, có mùi thơm nồng và vị ngọt kỳ lạ, đôi lúc còn phất thoảng hương tỏi.

Nấm truffle được mệnh danh là "vua của các loại nấm" bởi giá trị dinh dưỡng cao, mùi hương đặc trưng không thể nhầm lẫn. Mỗi món ăn chỉ cần một lát nấm là đã có thể dậy lên hương vị tuyệt hảo. Chính vì sự quý hiếm và mùi vị đặc trưng mà giá của loại nấm này còn đắt hơn cả tôm hùm, đắt hơn vàng miếng và bất kỳ loại nấm nào khác.

Nấm đắt nhất thế giới bị đe dọa bởi biến đổi khí hậu
Nấm cục trắng là loại nấm đắt nhất thế giới. (Ảnh: Global News).

Với nguồn cung cấp hạn chế và nhu cầu tăng vọt, nấm cục trắng có giá lên tới 4.790 USD/kg tại Hội chợ nấm cục trắng Alba quốc tế kết thúc vào ngày 8/12 năm nay. Hai cây nấm cục trắng song sinh có chung rễ là tâm điểm tại hội chợ với trọng lượng 905 g và bán với giá 150.000 USD cho một tỷ phú Hong Kong.

Đắt giá như vậy nhưng nấm cục trắng đang bị suy giảm. Trong 3 thập kỷ qua, khu vực dành cho nấm cục trắng ở Italy đã giảm 30%, nhường chỗ cho những vườn nho và rừng hạt phỉ đem lại lợi nhuận cao hơn. Nhưng mối đe dọa chính đối với nấm cục trắng là biến đổi khí hậu. Hiện tượng ấm lên toàn cầu, chặt phá rừng và thay đổi nhiệt độ đột ngột đều là yếu tố góp phần làm suy yếu môi trường sống tự nhiên của loài nấm này.

Không giống các loại nấm thông thường khác, nấm cục trắng mọc dưới lòng đất, cộng sinh cùng với cây gỗ cứng bằng cách bám vào rễ của chúng. Để tồn tại, nấm cục cần môi trường lạnh và ẩm ướt. Tuy nhiên, vào đầu tháng 11, nhiệt độ trong vùng là 20 độ C. Với thời tiết mùa hè kéo dài, sản lượng đang giảm đi.

Carlo Marenda thành lập hiệp hội "Save the Truffle" năm 2015 cùng với nhà nghiên cứu khoa học tự nhiên Edmondo Bonelli. "Nếu muốn ngăn nấm cục biến mất, chúng ta phải bảo vệ rừng, ngừng gây ô nhiễm nguồn nước và trồng nhiều cây mới", họ chia sẻ. Mười năm sau, nhờ sự quyên góp và hỗ trợ của nhiều nhà trồng rượu, hiệp hội đã trồng hơn 700 cây ở vùng đồi Langhe, bao gồm cây bạch dương, sồi và cây đoạn.

Mùa thu hoạch kéo dài từ tháng 10 tới cuối tháng 1 đang trở nên ngắn hơn. Với thời tiết lạnh và tuyết xuất hiện muộn hơn, mùi hương của nấm cục không đạt 100% và không duy trì lâu, theo Marenda. Mưa nhiều như vài tuần gần đây cũng có thể gây hại. "Nếu có quá ít nước, nấm cục không phát triển. Nếu quá nhiều nước, nấm sẽ bị thối", ông nói.

Dù nấm cục có trên đà tuyệt chủng hay không, theo Mario Aprile, chủ tịch hiệp hội săn nấm cục Piedmont, nấm cục trắng không thể nuôi trồng như loại đen. Không có cây gỗ, nấm sẽ không tồn tại, do đó cần trồng cây để khôi phục sự đa dạng sinh thái.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Sẽ ra sao nếu loài kiến có kích thước bằng với loài voi?

Sẽ ra sao nếu loài kiến có kích thước bằng với loài voi?

Loài kiến có thể nâng gấp 5.000 lần trọng lượng cơ thể, hoạt động trong các đội quân khổng lồ và đông hơn con người đến một triệu lần.

Đăng ngày: 12/11/2024
Phát hiện côn trùng phải đổi màu vì con người

Phát hiện côn trùng phải đổi màu vì con người

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện loài ruồi đá đuôi dài bản địa ở New Zealand buộc phải thay đổi màu sắc cơ thể để sinh tồn ở những khu vực bị phá rừng nặng nề.

Đăng ngày: 12/11/2024
Cây

Cây "rồng qua núi" xưa ít ai để ý, nay có tiền chưa chắc mua được

Cây thạch tùng - quá sơn long (rồng qua núi) là biểu tượng của vẻ đẹp tự nhiên và sức mạnh sinh tồn; xưa nó ít được quan tâm, nhưng ngày nay là loài cây đắt giá.

Đăng ngày: 10/11/2024
Hành trình thăng trầm của những trái táo cổ tại bang Wisconsin, Mỹ

Hành trình thăng trầm của những trái táo cổ tại bang Wisconsin, Mỹ

Một cây giống khác lạ đã được phát hiện mọc dưới một cây táo giống Duchess, sau những nỗ lực nhân giống, đến năm 1890, một loại táo quả xanh vàng và có vị chua đã ra đời.

Đăng ngày: 08/11/2024
Khu rừng nhân bản có niên đại lớn nhất hành tinh

Khu rừng nhân bản có niên đại lớn nhất hành tinh

Các nhà khoa học xác nhận rừng cây dương lá rung tên Pando ở bang Utah có niên đại 16.000 - 80.000 năm, thuộc hàng cổ nhất trên Trái đất.

Đăng ngày: 08/11/2024
Báu vật của Bát Đại Sơn: Thế giới chỉ 2 nước có, Việt Nam sở hữu 1000 cây, gỗ có đặc tính

Báu vật của Bát Đại Sơn: Thế giới chỉ 2 nước có, Việt Nam sở hữu 1000 cây, gỗ có đặc tính "vạn người mê"!

Có gần 60.000 loài cây trên toàn cầu. Cây có tầm quan trọng sinh thái to lớn. Cây xác định và hình thành nên hệ sinh thái rừng bao phủ khoảng 31% diện tích đất của hành tinh chúng ta.

Đăng ngày: 08/11/2024
Các nhà khoa học tìm thấy hai loài cây có tiềm năng tạo ra điện sạch

Các nhà khoa học tìm thấy hai loài cây có tiềm năng tạo ra điện sạch

Gỗ dày đặc và nhiệt trị cao của những cây này đảm bảo chúng cháy hiệu quả, cung cấp một lựa chọn nhiệt cao so với nhiên liệu hóa thạch.

Đăng ngày: 06/11/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News