Não các nhà khoa học "co" lại sau chuyến thám hiểm Nam Cực
Theo trang Science News, một đoàn nghiên cứu gồm 8 nhà khoa học, nhà nghiên cứu và một đầu bếp đến sống và làm việc tại Trạm nghiên cứu Neumayer III của Đức trong 14 tháng.
"Ban đầu, đoàn nghiên cứu cảm thấy khá thú vị khi được nhìn sa mạc màu trắng, nhưng sau đó thì mọi thứ...cũng chỉ có thế", nhà sinh lý học Alexander Stahn (Đại học Y khoa Berlin) cho biết.
Trong suốt quãng thời gian 14 tháng, đoàn nghiên cứu phải trải qua bóng tối kéo dài của mùa đông nơi địa cực, nhiệt độ thấp nhất vào khoảng -50 độ C. Chính vì vậy, việc di tản là không thể.
Trạm nghiên cứu Neumayer III của Đức ở Nam Cực. (Ảnh: ALEXANDER STAHN).
Stahn cho biết, sự cô lập xã hội, môi trường đơn điệu là trải nghiệm mà nhà thám hiểm không gian có thể được trải nghiệm khi đang trong nhiệm vụ dài kì. Bản thân ông là người có hứng thú đến những nghiên cứu về ảnh hưởng của việc thám hiểm tới não bộ.
Các nghiên cứu hồi tháng 6/2018 của họ trên động vật từng cho thấy các điều kiện tương tự có thể gây hại cho hải mã - vùng não đóng vai trò quan trọng với trí nhớ và điều hướng.
Stahn đưa ra ví dụ, những con chuột sống được nuôi cùng bạn hoặc sống trong môi trường phong phú sẽ dễ huấn luyện, học nhanh hơn những con khác bị sống một mình trong lồng. Tuy nhiên, điều này có đúng với con người hay không thì vẫn còn là ẩn số.
Tại trường Y khoa Perelman thuộc Đại học Pennsylvania (Mỹ), Stahn cùng các cộng sự của mình lấy hình ảnh cộng hưởng từ để ghi lại hình ảnh não bộ của các thành viên trong đoàn nghiên cứu trước khi đến khu nghiên cứu và sau khi rời đi.
Kết quả báo cáo trên Tạp chí Y học Anh ngày 4/12 vừa qua cho thấy, nếu so sánh với một người cùng giới tính và độ tuổi nhưng không phải trải qua 14 tháng ở Nam Cực, diện tích vùng hải mã của mỗi thành viên trong đoàn nghiên cứu giảm 7%.
Stahn cho rằng, mặc dù hải mã rất dễ bị tổn thương bởi các yếu tố gây căng thẳng như sự cô lập nhưng nó cũng rất nhạy cảm với sự kích thích đến từ một cuộc sống chứa đầy tương tác xã hội và một loạt các cảnh quan để khám phá. Chính vì vậy, nhà nghiên cứu này bày tỏ sự tin tưởng rằng sự thay đổi này có thể đảo ngược.

Giá trị dinh dưỡng của măng và ngộ độc măng
Măng là một thức ăn được nhân dân ta dùng rất phổ biến. Tuy vậy khi ăn măng tươi chúng ta cần chú ý đề phòng ngộ độc vì trong măng có một chất độc gọi là glucozit sinh acid xyanhydric. Khi gặp men tiêu hoá trong dạ dày, gặp chất chua, glucozit bị thu

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc
Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?
Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?

Cách nhận biết bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư
Thông tin bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư đang khiến người tiêu dùng hoang mang. Ái ngại hơn, mặt hàng này nhan nhản ở thị trường Việt.

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu
Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.

Hạt Quinoa là gì? Lợi ích vàng của hạt quinoa đối với sức khỏe
Với nguồn gốc từ Nam Mỹ từ hàng ngàn năm trước và được gọi là “the mother grain” của Inca, quinoa đến nay vẫn xứng đáng với cái tên “siêu thực phẩm”.
