Não phi hành gia thay đổi trong những chuyến du hành dài

Đội ngũ nghiên cứu phát hiện khối lượng chất xám trong não bộ của các đối tượng giảm đi so với kết quả ban đầu.

Bộ não của các nhà du hành vũ trụ xa rời Trái đất trong một thời gian dài có thể xuất hiện những thay đổi trong khối lượng của 3 mô chính và những thay đổi này có thể kéo dài một cách dai dẳng sau khi họ quay về địa cầu, theo Space.com. Đó là lời cảnh báo rút ra từ cuộc nghiên cứu mới dựa trên dữ liệu thu thập được khi quét não 10 phi hành gia có thời gian lưu trú trung bình trên Trạm không gian quốc tế (ISS) 189 ngày.

Theo đó, các nhà nghiên cứu của Đại học Ludwig-Maximilians Muenchen (LMU - Đức) và Đại học Antwerp (Bỉ) tiến hành chụp cộng hưởng từ (MRT) não bộ của những người tham gia. Các nhà du hành vũ trụ được quét não trước và ngay khi quay về mặt đất sau thời gian dài trên ISS. Khoảng 7 tháng sau, một nhóm 7 người tiếp tục được chụp não.


Vào tháng 6/2017, phi hành gia Mỹ Peggy Whitson phá kỷ lục du hành lâu nhất ở nữ giới. (Ảnh: NASA).

Trong khi các chuyên gia đều biết về những tác động như teo cơ và loãng xương ở những phi hành gia buộc phải sống trong tình trạng vi trọng lực suốt một thời gian dài, mức độ ảnh hưởng đối với các mô trong não đến nay vẫn là điều bí ẩn.

Sau khi họ quay về mặt đất, đội ngũ nghiên cứu phát hiện khối lượng chất xám trong não bộ của các đối tượng giảm đi so với kết quả ban đầu. Chất xám tập trung ở vỏ não, chủ yếu cấu tạo từ các nơron tế bào thân. 7 tháng sau, chất xám được bồi đắp trở lại, nhưng mức độ ảnh hưởng của nó vẫn tiếp tục kéo dài. Mặt khác, hàm lượng dịch não tủy gia tăng và dần dần thay thế chất trắng vốn đóng vai trò liên kết các nút thần kinh.

Vẫn chưa rõ tác hại của quá trình này, nhưng các chuyên gia ghi nhận tình trạng thị lực sụt giảm đáng kể ở những người ở lâu trên ISS. Đây có thể là kết quả của sự tích tụ nhiều dịch tủy não qua thời gian dài, tạo áp lực lên võng mạc.

Báo cáo của đội ngũ Bỉ - Đức là một trong những cuộc nghiên cứu góp phần làm rõ mức độ tác động của quá trình du hành nhiều ngày trong không gian đối với cơ thể người. Các kết quả thu được sẽ góp phần vào nỗ lực đưa con người vượt qua ranh giới các hành tinh và chinh phục những vùng đất mới.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Đăng ngày: 17/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Vũ trụ có mùi gì?

Vũ trụ có mùi gì?

Từ lâu, các nhà du hành vũ trụ sau những chuyến đi của mình thường nhắc đến một thứ mùi thơm đặc biệt xuất hiện bên ngoài không gian bao la.

Đăng ngày: 03/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News