Nữ phi hành gia Mỹ lập kỷ lục chuyến đi ra ngoài không gian dài nhất
Nhà du hành vũ trụ người Mỹ Peggy Whitson vừa lập thêm một kỷ lục thế giới khi trở thành nữ phi hành gia có thời gian đi bộ ngoài không gian lâu nhất từ trước tới nay.
Ngày 30/3, nhà du hành vũ trụ Whitson đã thực hiện chuyến ra ngoài trong không gian thứ 8 của mình trong khoảng thời gian 7 tiếng 4 phút, "xô đổ" kỷ lục trước đó của nữ phi hành gia người Mỹ Sunita Williams.
Ngoài ra, số giờ đi bộ trong vũ trụ của bà Whitson cũng đạt kỷ lục 53 giờ 25 phút, trong khi bà Williams chỉ đạt 50 giờ 40 phút.
Không dừng lại ở đó, dự kiến vào ngày 24/4 tới, nữ phi hành gia 57 tuổi này cũng sẽ lập kỷ lục về tổng thời gian sống trên vũ trụ lâu nhất của một nhà du hành vũ trụ người Mỹ với 534 ngày.
Nhà du hành vũ trụ người Mỹ Peggy Whitson.
Trong chuyến ra ngoài khoảng không mới nhất này, nữ phi hành gia Whitson cùng đồng nghiệp là nhà du hành vũ trụ người Anh Shane Kimbrough có nhiệm vụ thực hiện công tác chuẩn bị cho việc lắp đặt một cầu cảng vũ trụ mới. Tuy nhiên, một sự cố đã xảy ra khi bà để trôi tấm "chăn không gian" khi cố gắng gập một tấm phủ lớn cho vào trong balô.
Mặc dù không gây nguy hiểm đến các phi hành gia, song Cơ quan Hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) lo ngại rằng "tấm chăn" có thể quay trở lại và va chạm với Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS).
Khoảng 4 tiếng sau, NASA xác định tấm chăn đã trôi dạt đến một khoảng cách an toàn và không có khả năng quay trở lại.
"Chăn không gian" là một trong bốn lớp vỏ được thiết kế để bảo vệ trạm không gian khỏi các mảnh vi thiên thạch và có vai trò như một tấm lá chắn chống lại môi trường khắc nghiệt ngoài không gian. Để khắc phục sự cố trên, Whitson và đồng nghiệp đã trang bị một lớp vỏ khác bên ngoài trạm để thay thế cho lớp vỏ cũ.
Peggy Whitson, sinh ngày 9/2/1960 tại bang Iowa (Mỹ), là nữ phi hành gia kỳ cựu nhất của NASA với hơn 500 ngày làm việc trong vũ trụ.
Ngoài Whitson và Kimbrough, hiện trên ISS có ba nhà du hành vũ trụ Nga là Andrei Borisenko, Sergey Ryzhikov và Oleg Noviskiy cùng nhà du hành Thomas Pesquet của Cơ quan Vũ trụ châu Âu.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Ngày mai, SpaceX sẽ làm thay đổi lịch sử bằng sứ mệnh phóng lại tên lửa Falcon 9
Sứ mệnh này của SpaceX sẽ mở ra một cuộc cách mạng mới của ngành hàng không vũ trụ, giúp giảm chi phí của việc du hành vào vũ trụ một cách đáng kể.

Sẽ ra sao nếu thiên thạch rơi xuống đại dương?
Nhắc đến thiên thạch rơi, hẳn chúng ta nghĩ ngay đến thảm họa khiến loài khủng long tuyệt chủng. Tuy nhiên, đó chỉ là trường hợp ngoại lệ, vì khối thiên thạch khi đó, nếu giả thuyết này đúng, phải có đường kính lên đến cả trăm kilomet.

Đã có bằng chứng cho thấy vũ trụ này là giả lập, Elon Musk đã đúng
Các nhà vật lý học nói với chúng ta rằng họ đang nắm trong tay bằng chứng vũ trụ mà ta vẫn biết là một chương trình giả lập trên máy tính.

NASA sắp thám hiểm tiểu hành tinh trị giá 10 tỷ tỷ USD
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) sẽ bắt đầu sứ mệnh khám phá tiểu hành tinh 16 Psyche chứa toàn sắt và niken trị giá 10 tỷ tỷ USD vào năm 2023.
