NASA cần bạn giúp phát triển robot đào đất trên…Mặt trăng

Một kỷ nguyên mới của khoa học và khám phá Mặt trăng sắp sửa bắt đầu, nhưng để có thể mang về những kết quả tốt nhất, NASA cần có được mọi công nghệ phù hợp, sẵn sàng tung ra khi cần thiết. Một trong những thiết bị mà NASA muốn gửi lên Mặt trăng là robot đào đất. Cơ quan này đã đạt được những mục tiêu ban đầu khi phát triển thành công một chú robot mang tên RASSO (Regolith Advanced Surface Systems Operations Robot) và hiện đang tiến hành thử nghiệm nhiều phiên bản phần cứng của robot.

Nhưng NASA không thể làm điều đó một mình, và họ đã kêu gọi giúp đỡ trong việc thiết kế một con robot RASSOR: bộ phận thu thập khoáng chất của nó.

NASA cần bạn giúp phát triển robot đào đất trên…Mặt trăng
Việc thu thập vật liệu từ bề mặt phức tạp vì trọng lực thấp của Mặt trăng.

Chúng ta đều từng xem các đoạn phim về sứ mệnh Mặt trăng, vốn là một nơi đầy bụi bẩn. Việc thu thập vật liệu từ bề mặt càng thêm phức tạp vì trọng lực thấp của Mặt trăng, và bất kỳ thứ gì chúng ta gửi lên đó cần phải đủ nhẹ để được chuyên chở bằng tên lửa.

Một con robot lớn, nặng, có thể dễ dàng đào xới, nhưng lại không thể được mang lên bề mặt Mặt trăng mà không gặp những sự cố nhất định. Vậy nên giải pháp là những cỗ máy nhẹ cân, và điều đó đồng nghĩa NASA phải có các giải pháp mới. RASSOR cần phải làm được tốt những mục tiêu công việc đề ra, phải có khả năng đào bới, và không được nặng quá 1 tấn.

NASA cần bạn giúp phát triển robot đào đất trên…Mặt trăng
Robot Rassor được thiết kế phải có khả năng đào bới và không được nặng quá 1 tấn.

"Với RASSOR, chúng ta không còn phải quan tâm đến cân nặng của robot nữa. Chúng ta hoàn toàn có thể khai quật Mặt trang hay Sao hỏa mà chỉ với một con robot thực sự nhẹ cân" – Jason Schuler của NASA nói. "RASSOR vừa có chức năng đào xới và vận tải, nhưng chúng tôi muốn cải thiện thiết kế của nó".

Con robot này sẽ đào đất và mang đất đến một địa điểm khác. Quy trình này cần hiệu quả nhất có thể, đó là lý do tại sao NASA lại cần đến bạn. Theo NASA, thùng đựng hiện nay của RASSOR là những khối trụ rỗng đặt ở hai đầu robot, với những cái xúc đặt quanh chu vi của các ống trụ. Robot sẽ đào theo các hướng đối nhau để cân bằng lực đào và giúp việc đào xới dễ dàng hơn.

NASA cần bạn giúp phát triển robot đào đất trên…Mặt trăng
Robot sẽ đào theo các hướng đối nhau để cân bằng lực đào và giúp việc đào xới dễ dàng hơn.

Với hi vọng có thể cải thiện hơn nữa khả năng đào xới, thử thách thiết kế "Bucket Drum" dành cho RASSOR của NASA hiện đang nhận "bài thi". Cơ quan này yêu cầu các mô hình 3D của thiết kế mới đáp ứng được các tiêu chuẩn của NASA, bao gồm khả năng lấp đầy các thùng chứa ít nhất 50% trước khi phải đổ.

Nếu bạn dự định tham gia, thì hãy nhớ hạn chót là ngày 20/4 này nhé.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện hóa thạch cổ xưa nhất của chim hiện đại

Phát hiện hóa thạch cổ xưa nhất của chim hiện đại

Các chuyên gia tìm thấy hộp sọ khoảng 66,7-66,8 triệu năm tuổi của chim hiện đại trong mỏ đá ở Bỉ, gần biên giới với Hà Lan.

Đăng ngày: 19/03/2020
SpaceX phóng lô vệ tinh Starlink thứ 6

SpaceX phóng lô vệ tinh Starlink thứ 6

Thêm 60 vệ tinh Starlink được SpaceX đưa lên quỹ đạo Trái Đất tầm thấp nhằm hiện thực hóa tham vọng xây dựng mạng lưới phủ sóng Internet toàn cầu.

Đăng ngày: 19/03/2020
Tiểu hành tinh gần Trái Đất có cấu trúc xốp

Tiểu hành tinh gần Trái Đất có cấu trúc xốp

Dữ liệu từ tàu vũ trụ Hayabusa2 của Nhật Bản cho thấy tiểu hành tinh Ryugu có độ xốp cao, giống như "nước cà phê đông lạnh".

Đăng ngày: 19/03/2020
Mô phỏng sao lớn gấp 1.000 lần Mặt trời phát nổ

Mô phỏng sao lớn gấp 1.000 lần Mặt trời phát nổ

Từ Trái Đất, chúng ta có thể quan sát vụ nổ siêu tân tinh của sao khổng lồ đỏ Betelgeuse khi nó chết vào cuối vòng đời.

Đăng ngày: 19/03/2020
Vì sao băng hình thành trên sao Thủy dù nhiệt độ lên tới 400 độ C?

Vì sao băng hình thành trên sao Thủy dù nhiệt độ lên tới 400 độ C?

Một nhóm các nhà khoa học từ Georgia Tech đã đưa ra một lời giải thích mới về cách băng hình thành trên Sao Thủy mặc dù nhiệt độ bề mặt thiêu đốt có thể đạt tới 400 độ C.

Đăng ngày: 18/03/2020
Rau trồng ngoài không gian có vị thế nào?

Rau trồng ngoài không gian có vị thế nào?

Trong tương lai không xa, các nhà du hành vũ trụ hoàn toàn có thể tự trồng rau xanh ngoài không gian để thay thế thực phẩm từ Trái Đất.

Đăng ngày: 18/03/2020
Phát hiện sao lùn trắng đầu tiên trong hệ sao đôi

Phát hiện sao lùn trắng đầu tiên trong hệ sao đôi

Ảnh chụp từ kính viễn vọng quang học lớn nhất thế giới tiết lộ phần còn lại của một ngôi sao chết trong hệ sao SDSS J115219.99 + 024814.4.

Đăng ngày: 18/03/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News