NASA cảnh báo núi lửa "cá mập" sắp phun trào
Một núi lửa ngầm ở quần đảo Solomon có biệt danh "núi lửa cá mập" do hai loài cá mập sống ở miệng hố chìm dưới nước, sắp phun trào ở Thái Bình Dương.
Cột khói từ núi lửa Kavachi. (Ảnh: NASA)
Ảnh vệ tinh hôm 14/5 cho thấy một cột khói làm nước biển đục màu bốc lên từ núi lửa Kavachi, nằm cách đảo Vangunu khoảng 24 km về phía nam. Theo Chương trình núi lửa học toàn cầu Smithsonian, ngọn núi lửa tiến vào giai đoạn chuẩn bị phun trào vào tháng 10/2021. Dữ liệu vệ tinh mới hé lộ hoạt động trong vài ngày vào tháng 4 và tháng 5/2022.
Nghiên cứu trước đây chỉ ra cột nước giàu axit siêu nóng chứa hạt mịn, mảnh vỡ đá núi lửa và lưu huỳnh, NASA cho biết. Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề đối với những con cá mập thích nghi để phát triển tốt trong môi trường nóng với độ axit cao quanh núi lửa.
Một cuộc thám hiểm khoa học vào năm 2015 tới núi lửa Kavachi phát hiện hai loài cá mập bao gồm cá nhám búa và cá mập silky sống ở miệng hố dưới biển. Các nhà nghiên cứu còn tìm thấy một con cá đuối 6 mang, cá hồng, sứa và quần thể vi khuẩn phát triển mạnh trong lưu huỳnh. Sự tồn tại của cá mập dấy lên câu hỏi mới về sinh thái của núi lửa hoạt động dưới nước và môi trường cực hạn mà động vật biển lớn có thể tồn tại. Nhóm nghiên cứu cho rằng những con cá mập chắc chắn đã đột biến để sống sót trong môi trường nóng giàu axit.
Kavachi là một trong những núi lửa ngầm hoạt động mạnh nhất ở Thái Bình Dương với tên gọi khác là Rejo te Kvachi. Báo cáo đầu tiên về hoạt động của ngọn núi lửa là năm 1939. Từ cuối thập niên 1970, có ít nhất 11 vụ phun trào lớn, trong đó vụ phun trào vào năm 1976 và 1991 mạnh đến mức tạo ra hòn đảo mới. Tuy nhiên, các hòn đảo này không đủ lớn để tồn tại trước xói mòn và cuối cùng bị nhấn chìm.
Đỉnh của ngọn núi lửa hiện nay ước tính nằm ở độ sâu 20m dưới mực nước biển. Chân của nó nằm ở đáy biển tại độ sâu 1,2km. Những vụ phun trào thường xuyên dưới biển đôi khi vươn tới bề mặt, tạo ra nhiều cột khói, tro và mảnh vỡ đá núi lửa.

Dải hội tụ nhiệt đới là gì? Việt Nam có chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới hay không?
Dải hội tụ nhiệt đới là dải thời tiết xấu, hình thành do sự hội tụ của tín phong hai bán cầu.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Hiện tượng băng tan để lại những hậu quả nặng nề như thế nào?
Hiện nay bên cạnh việc đối mặt với sự ô nhiễm trầm trọng của môi trường hay hiện tượng hiệu ứng nhà kính… thì Trái Đất của chúng ta còn đang phải đối mặt với một hiện tượng đáng lo ngại nữa đó chính là hiện tượng băng tan ở cả 2 cực (Bắc cực và Nam cực).

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.
