NASA cảnh báo thiên thạch to gấp đôi Tháp Eiffel lởn vởn gần Trái đất
Trái Đất tiếp tục đối mặt nguy cơ bị thiên thạch tấn công khi một tiểu hành tinh rộng chừng 280 – 620m được dự kiến “lởn vởn” gần hành tinh của chúng ta vào ngày 21/11.
Theo RT, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) dự báo tiểu hành tinh thuộc nhóm Apollo mang tên 481394 (2006 SF6) đang di chuyển với vận tốc khoảng 27.300km/h và sẽ đi vào điểm cực cận với Trái Đất vào nửa đêm 21/11 ở khoảng cách 4,2 triệu km.
Kích thước của khối đá vũ trụ này có thể lớn gấp đôi Tháp Eiffel ở Pháp.
Khoảng cách tiếp cận trên gấp 11 lần khoảng cách từ hành tinh của chúng ta đến Mặt Trăng. Ước tính, kích thước của khối đá vũ trụ này có thể lớn gấp đôi Tháp Eiffel ở Pháp.
Mặc dù nguy cơ 481394 (2006 SF6) gây tác động đến Trái Đất là thấp, nhưng vẫn có khả năng xảy ra hiệu ứng Yarkovsky – ánh nắng Mặt Trời đẩy các thiên thạch khỏi quỹ đạo hiện tại – và đưa tiểu hành tinh này áp sát Trái Đất hơn.
Các tiểu hành tinh Apollo là những khối đá vũ trụ bay qua Trái Đất được phát hiện bởi nhà thiên văn học người Đức Karl Reinmuth từ thập niên 1930.
Hiện NASA không có đủ khả năng để làm chệch hướng tiểu hành tinh trong trường hợp nó đang hướng thẳng về Trái Đất, nhưng cơ quan hàng không vũ trụ hàng đầu này có thể giúp giảm nhẹ ảnh hưởng và đưa ra các phương án bảo vệ sự sống và tài sản trên Trái Đất. Các phương án bao gồm sơ tán vùng bị ảnh hưởng và di chuyển cơ sở hạ tầng quan trọng.