NASA chụp được nơi kỳ lạ ở sao Hỏa: Đây có phải là vùng sự sống?
NASA cho biết hình ảnh đã được vệ tinh HiRISE chụp được khi đang bay phía trên Danielson Crater, một miệng hố đầy thú vị về mặt địa chất.
Cảnh quan thú vị trong bức ảnh NASA vừa công bố - (Ảnh: NASA).
Tuy cảnh quan thật không mang màu xanh đẹp mắt như hình ảnh đã được chỉnh màu cho rõ bởi NASA, nhưng có thể thấy rõ sự xếp nếp kỳ ảo của các lớp trầm tích cách nhau khá đồng đều, với các mức độ ăn mòn khác nhau.
Sự đồng đều giữa các lớp này - dù nằm cách nhau - cho thấy chúng không thể được tạo ra bởi các quá trình ngầu nhiên như các sự kiện và chạm. Thay vào đó, một thứ gì mang tính chu kỳ đã làm lắng đọng trầm tích.
Những lớp đá trầm tích này đã được hình thành từ hàng triệu, hàng tỉ năm trước khi các lớp trầm tích rời lắng xuống miệng hố, từng lớp một và được kết dính tại chỗ. Các đứt gãy được tạo ra khi trầm tích chuyển sang dạng đá.
Theo Science Alert, NASA đưa ra 2 giả thuyết cho sự hình thành cảnh quan đặc biệt này: do thay đổi khí hậu gây ra bởi các biến đổi tuần hoàn trên quỹ đạo của sao Hỏa, hoặc do một tầng nước ngầm.
Giả thuyết tầng nước ngầm đặc biệt thú vị, vì ở đâu có nước, ở đó có thể chứa sự sống. Mà sao Hỏa chính là một trong những mục tiêu hàng đầu trong hành trình săn tìm sự sống của NASA.

NASA tìm 4 người sống thử trong môi trường như sao Hỏa, có trả lương
Sống thử như trên sao Hỏa để sau này có theo Elon Musk định cư trên ấy cũng đỡ bỡ ngỡ.

Cậu bé nhớ được kiếp trước của mình là người sao Hỏa
Những trường hợp trẻ em có thể nhớ được quá khứ của mình không còn hiếm. Và việc tranh luận về thuyết luân hồi đã không còn là chủ đề hấp dẫn ngay cả trong cộng đồng khoa học.

Quá trình hình thành và tan biến của cơn bão bụi rộng 4.000km trên sao Hỏa
Tàu vũ trụ Hope của UAE quan sát quá trình hình thành và tan biến của cơn bão bụi khổng lồ ở bán cầu nam của sao Hỏa.

Robot Perseverance của NASA vướng đá sao Hỏa trong bánh xe
Ảnh chụp từ camera trước của robot Perseverance cho thấy một hòn đá sao Hỏa nằm trong rãnh bánh xe từ cuối tháng 2 và vẫn chưa tự rơi ra.

Robot Perseverance của NASA "xả rác" trên sao Hỏa
Robot Perseverance chụp ảnh cảnh quan sao Hỏa với những vệt bánh xe và đầu mũi khoan mà nó bỏ lại trên bề mặt hành tinh đỏ vào năm ngoái.

Ảnh chụp cận cảnh "bông hoa" trên sao Hỏa
Robot Curiosity (NASA) chụp ảnh cận cảnh những khối khoáng chất với hình dạng độc đáo trên sao Hỏa, trong đó có khối trông giống hoa.
