NASA công bố bản đồ 4.000 hành tinh ngoài Hệ Mặt trời

Trong một vài thập kỷ qua, từ chỗ chỉ quanh quẩn trong Hệ Mặt trời thì giờ đây chúng ta đã biết tới hàng ngàn hành tinh nằm ngoài Hệ Mặt trời.

Cách đây không lâu chúng ta không có bằng chứng nào vững chắc về các hành tinh tồn tại bên ngoài Hệ Mặt trời của mình. Được biết đến dưới dạng một “ngoại hành tinh”, nhưng các suy đoán vẫn chỉ là lý thuyết, mãi đến năm 1992 mới chính thức phát hiện một hành tinh ngoài Hệ Mặt trời. Sau đó, một thế giới xa xôi với hàng ngàn “ngoại hình tinh” đã được phát hiện và lập bản đồ.


Các hành tinh nằm ngoài hệ mặt trời được phát hiện ngày càng nhiều. (Ảnh chụp từ video của NASA).

Chỉ trong vòng một thập kỷ qua, với sự trợ giúp của kính thiên văn vũ trụ Kepler (gần đây đã kết thúc sứ mệnh của nó), con người đã khám phá các hành tinh mới theo cấp độ số nhân, vào tháng 6 vừa qua, ngoại hành tinh thứ 4.000 đã được xác nhận.

Đây là một bước nhảy vọt của ngành thiên văn học cũng như của nhận thức nhân loại, giúp đánh dấu bước tiến của con người vươn xa tới đâu trong việc chinh phục tầm nhìn của mình vào vũ trụ mênh mông. Để dễ hình dung với đối tượng đại chúng, NASA đã tạo ra một video minh họa vị trí của các hành tinh này trên bầu trời đêm dựa theo tốc độ phát hiện của họ. Hãy xem tốc độ phát hiện tăng nhanh cỡ nào khi kính thiên văn vũ trụ Kepler được bắt đầu đưa vào sử dụng từ năm 2010.

Hiện Kepler đã khép lại sứ mệnh vĩ đại của nó và “ra đi vĩnh viễn” vào năm ngoái, nhưng di sản của nó đã được các đài quan sát khác như Vệ tinh khảo sát Exoplanet (TESS) tiếp nhận và tiếp tục giúp tìm thấy hơn 700 ứng viên hành tinh mới trong năm đầu tiên được phóng vào vũ trụ.


Trang web thống kê các hành tinh ngoài Hệ Mặt trời đã được phát hiện. (Ảnh chụp màn hình).

Theo sau nó, vệ tinh chuyên quan sát ngoại hành tinh của châu Âu (CHEOPS) cũng sẽ được phóng lên không gian vào cuối năm nay và không lâu sau đó kính viễn vọng không gian James Webb của NASA sẽ tiếp lửa vào năm 2021. Hai kính viễn vọng không gian này có thể sẽ làm được nhiều thứ hơn là chỉ quan sát các ngoại hành tinh, chúng có thể góp phần giúp xác định xem bề các mặt hành tinh ngoài hệ mặt trời có hội tụ đủ yếu tố để duy trì sự sống tương tự trên Trái đất hay không.

Nếu muốn tìm hiểu thêm về hơn 4.000 ngoại hành tinh đã được phát hiện, bạn có thể vào trang NASA Exoplanet Archive.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Đường thay đổi ngày quốc tế

Đường thay đổi ngày quốc tế

Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Đăng ngày: 31/03/2025
Bản đồ trái đất và các hành tinh

Bản đồ trái đất và các hành tinh

Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng.  Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các th&ocirc

Đăng ngày: 30/03/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
10 câu đố vui về vũ trụ

10 câu đố vui về vũ trụ

Khoa học ngày nay tiến nhanh đến mức đôi khi bạn khó lòng nhận ra đâu là sự thực, đâu là giả tưởng. 10 tuyên bố sau đây bấp bênh giữa hai trạng thái này. Với mỗi câu, bạn hãy phân biệt thực tế - viễn tưởng, và tì

Đăng ngày: 25/03/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng

Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.

Đăng ngày: 06/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News