NASA công bố bản đồ sạt lở đất toàn cầu, trong đó có Việt Nam
Bản đồ sạt lở đất do NASA cung cấp có thể là một phương tiện hiệu quả hỗ trợ các quốc gia dự báo trước những trận lở đất có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của người dân.
Những trận mưa kéo dài thường dẫn tới những hậu quả nguy hiểm không chỉ về lũ ống, lũ quét mà còn là những trận sạt lở đất vô cùng nguy hiểm, vùi lấp con người, gia súc và hoa màu.
Tuy nhiên không giống như các thiên tại như bão, núi lửa hay động đất được lịch sử ghi nhận, các trận sạt lở đất đôi khi không xảy ra ở quy mô lớn mà chỉ xuất hiện nhỏ lẻ tại những nơi có kết cấu đất yếu như vùng đồi núi. Chính vì vậy, NASA đã dần quan tâm hơn tới hiện tượng tự nhiên này.
Khu vực đồi núi thường là nơi dễ xảy ra sạt lở nhất, rất nguy hiểm cho người qua đường.
Bắt đầu từ năm 2010, NASA đã phát hành một bản đồ về tình trạng sạt lở đất trên toàn cầu. Cơ sở dữ liệu được tổng hợp từ các báo cáo về tình trạng lở đất khắp nơi trên thế giới, bao gồm cả vị trí của nơi xảy ra lở đất và thậm chí là loại mưa xảy ra tại khu vực đó.
Theo số liệu thống kê từ giữa năm 2007 và năm 2015, thế giới đã ghi nhận có hơn 25.000 người thiệt mạng do các vụ lở đất khắp nơi trên thế giới. Với dữ liệu bản đồ này, NASA hy vọng các nhà dự báo thời tiết địa phương có thể đưa ra được những cảnh báo chính xác và kịp thời nhất tới người dân địa phương để hạn chế tối đa thiệt hại do hiện tượng tự nhiên này gây ra.
Bản đồ các vụ lở đất và con số thương vong ở Việt Nam vài năm gần đây.
Trong dữ liệu bản đồ thể hiện, các khu vực xảy ra sạt lở đất thường tập trung chủ yếu ở Châu Á và Đông Nam Á, nơi có mùa mưa kéo dài và hay chịu tác động từ các cơn bão nhiệt đới.
Bản đồ hiển thị số lượng các vụ lở đất do mưa và số lượng người chết được báo cáo giai đoạn 2007 - 2015. (Nguồn NASA).

Tại sao bầu trời có màu xanh?
Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật
Từ lâu Nhật Bản đã luôn nổi tiếng với các phát minh độc đáo và đột phá nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, từ một tờ báo mà có thể mọc lên 1 cây xanh thì chắc hẳn rất ít người nghĩ tới.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực
Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.
