NASA công bố hình ảnh hoàng hôn khi nhìn từ hành tinh khác
Nhiều người yêu thích ngắm hoàng hôn vì vẻ đẹp lộng lẫy của nó. Tuy nhiên hoàng hôn sẽ đẹp theo nhiều kiểu khác nhau nếu chúng ta chiêm ngưỡng nó ở những vị trí khác nhau. Vậy còn nếu bạn đang ngồi từ một hành tinh khác không phải Trái đất, thì hoàng hôn xuống sẽ đẹp đến nhường nào? NASA - Cơ quan hàng không và vũ trụ Hoa Kỳ vừa giúp chúng ta phần nào trả lời câu hỏi hóc búa đó bằng việc đăng tải video quay lại cảnh tượng kì vĩ này ở các hành tinh khác nhau.
Trình mô phỏng hoàng hôn của NASA được phát minh bởi Geronimo Villanueva, một nhà thiên văn học từ Trung tâm du hành không gian Goddard của NASA ở Greenbelt, Maryland. Villanueva đã nghĩ đến ý tưởng chụp ảnh động này trong khi xây dựng một công cụ mô hình máy tính phục vụ cho nhiệm vụ tới khám phá sao Thiên vương trong tương lai, cũng là hành tinh thứ bảy của Hệ mặt trời.
Hoàng hôn nhìn từ các hành tinh trong Hệ Mặt trời.
Trong đoạn video, NASA đã cho chúng ta chiêm ngưỡng Hoàng hôn được nhìn từ bề mặt Trái đất, sao Kim, sao Hỏa, sao Thiên Vương và thậm chí cả Titan, vệ tinh lớn nhất của sao Thổ. Khi các hành tinh này quay ra khỏi vùng chiếu sáng của Mặt trời, nghĩa là lúc Hoàng hôn xuống, các photon bị phân tán theo các hướng khác nhau tùy thuộc vào năng lượng của chúng cũng như các loại phân tử trong khí quyển. Kết quả cho ra cực quang với màu sắc vô cùng ngoạn mục và đặc biệt, ở mỗi một nơi sẽ có một màu hoàn toàn khác nhau.
Quá quen với màu đỏ cam rực rỡ của Hoàng hôn nhìn từ Trái đất, nhưng bạn có biết hoàng hôn trên sao Hỏa sẽ chuyển từ màu nâu sang màu xanh lam do các hạt bụi sao Hỏa phân tán màu xanh hiệu quả hơn. Còn trên sao Thiên Vương, hoàng hôn là khoảnh khắc ánh sáng mờ dần thành màu xanh hoàng gia với một chút màu ngọc lam do bầu khí quyển ở đây rất giàu hydro, heli và metan.
Mô phỏng hoàng hôn, về cơ bản là mô phỏng bầu trời, hiện đã tìm được một công cụ trực tuyến được sử dụng rộng rãi có tên là máy phát quang phổ hành tinh, được phát triển bởi Villanueva và các đồng nghiệp của ông tại NASA Goddard. Với loại máy phát này, các nhà khoa học sẽ có thể ghi lại quá trình truyền ánh sáng qua bầu khí quyển của các hành tinh, ngoại hành tinh, mặt trăng và sao chổi. Từ những dữ liệu đó họ có thể chẩn đoán thành phần trong bầu khí quyển và bề mặt của các hành tinh được làm từ gì.
Mãn nhãn với hình ảnh hoàng hôn cực đẹp khi nhìn từ hành tinh khác được chia sẻ từ NASA dưới đây:

Đường thay đổi ngày quốc tế
Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Bản đồ trái đất và các hành tinh
Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng. Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các thô

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu
Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

10 câu đố vui về vũ trụ
Khoa học ngày nay tiến nhanh đến mức đôi khi bạn khó lòng nhận ra đâu là sự thực, đâu là giả tưởng. 10 tuyên bố sau đây bấp bênh giữa hai trạng thái này. Với mỗi câu, bạn hãy phân biệt thực tế - viễn tưởng, và tì

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.
