NASA công bố hình ảnh thiên hà xoắn ốc ấn tượng

Ảnh chụp thiên hà Phantom, cách Trái đất 32 triệu năm ánh sáng, được NASA thu từ kính viễn vọng Hubble và James Webb.

Theo Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), thiên hà Phantom được gọi với tên M74, nằm trong chòm sao Song Ngư, là một dạng thiên hà xoắn ốc hay “xoắn ốc thiết kế lớn” (grand design spiral). Nó được chụp từ 2 kính viễn vọng Hubble và James Webb, dưới sự hợp tác của cả ESA và NASA, theo CNN.

Hình ảnh về thiên hà Phantom cho thấy nó có các nhánh xoắn ốc khá rõ rệt, uốn từ phần trung tâm ra các rìa xung quanh. Các hình ảnh được tái tạo chi tiết bằng cách sử dụng dữ liệu từ cả kính viễn vọng Hubble và kính viễn vọng James Webb.

NASA công bố hình ảnh thiên hà xoắn ốc ấn tượng
Hình ảnh thiên hà Phantom được chụp từ kính viễn vọng James Webb và Hubble. (Ảnh: NASA).

Đặc biệt, kính viễn vọng James Webb đã chụp được “những sợi khí và bụi nhỏ” trong các nhánh xoắn ốc của thiên hà Phantom, theo ESA. Do đó, các hình ảnh có thể cung cấp một cái nhìn rõ ràng về cụm sao hạt nhân ở trung tâm thiên hà, mặc dù đã bị bụi làm mờ đi đáng kể.

Ngoài ra, kính thiên văn James Webb cũng sử dụng thiết bị hồng ngoại tầm trung (MIRI) để nghiên cứu thiên hà Phantom như một phần của dự án tìm hiểu quá trình hình thành một ngôi sao trong các giai đoạn sớm nhất, ESA nhấn mạnh.

Cơ quan Vũ trụ châu Âu đề cập thêm rằng kính viễn vọng James Webb có khả năng quan sát tốt nhất các bước sóng ánh sáng hồng ngoại. Trong khi đó, kính viễn vọng Hubble lại có thể quan sát đặc biệt sắc nét các tia cực tím và ánh sáng nhìn thấy được.

Điều này cho phép các nhà khoa học quan sát được những vùng sáng đặc biệt của quá trình hình thành ngôi sao, được gọi là vùng HII, trong hình ảnh thiên hà Phantom.

Trước đó, NASA đã công bố những hình ảnh có độ phân giải cao đầu tiên của kính viễn vọng James Webb vào tháng 7. Có kích thước lớn và tân tiến hơn Hubble, kính viễn vọng James Webb có khả năng quan sát các thiên hà ở khoảng cách rất xa, giúp các nhà khoa học tìm hiểu về quá trình hình thành ban đầu của một ngôi sao.

Hiện tại, kính viễn vọng Hubble chỉ quay quanh Trái đất, nhưng kính viễn vọng James Webb lại quay quanh Mặt trời, cách hành tinh của chúng ta khoảng 1,6 triệu km.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
NASA khắc phục sự cố trên tàu vũ trụ 45 tuổi

NASA khắc phục sự cố trên tàu vũ trụ 45 tuổi

Tàu vũ trụ Voyager 1 ở khoảng cách 23,5 tỷ km tiếp tục hoạt động ở vùng không gian liên sao sau khi NASA xử lý vấn đề liên quan đến một máy tính.

Đăng ngày: 01/09/2022
NASA ấn định ngày phóng mới cho tên lửa mạnh nhất SLS

NASA ấn định ngày phóng mới cho tên lửa mạnh nhất SLS

Sau khi không thể cất cánh vào 29/8, tên lửa SLS dành cho sứ mệnh Artemis I được lên lịch phóng vào chiều 3/9 (giờ Mỹ).

Đăng ngày: 01/09/2022
Lại phát hiện siêu Trái đất gần Hệ Mặt trời: Rất khác so với siêu Trái đất vừa tìm thấy!

Lại phát hiện siêu Trái đất gần Hệ Mặt trời: Rất khác so với siêu Trái đất vừa tìm thấy!

Sử dụng vệ tinh TESS, một nhóm các nhà thiên văn học quốc tế đã phát hiện thêm hai ngoại hành tinh mới quay quanh một ngôi sao lùn màu cam gọi là TOI-836.

Đăng ngày: 01/09/2022
Hình ảnh rùng mình chỉ ra cách quái vật chứa Trái đất nuốt đồng loại

Hình ảnh rùng mình chỉ ra cách quái vật chứa Trái đất nuốt đồng loại

Kính viễn vọng ALMA và Hubble đã ghi lại khoảnh khắc ngoạn mục khi một thiên hà khổng lồ xé tan khí hình thành sao từ thiên hà khác - hành động mà quái vật chứa Trái đất có thể đã làm khoảng 16 lần.

Đăng ngày: 01/09/2022

"Vùng chết" của Ngân Hà "bùng nổ" vì 100.000 bản sao Mặt trời

Các nhà thiên văn vừa xác định khu vực bất thường mang tên Sagittarius B1 ở gần trung tâm thiên hà chứa Trái Đất Milky Way (Ngân Hà), nơi hàng loạt ngôi sao trẻ khối lượng Mặt Trời ra đời ồ ạt.

Đăng ngày: 31/08/2022
Nhiệm vụ của Lucy: Khám phá bí mật về

Nhiệm vụ của Lucy: Khám phá bí mật về "viên nang thời gian" của Hệ Mặt trời

Lucy đã thực hiện thành công một cuộc hành trình dài vào ngày 16 tháng 10 năm 2021. Trên đường đi, nó sẽ trải qua 12 năm khám phá một mình trong không gian tối và sâu.

Đăng ngày: 31/08/2022
Sứ mệnh Artemis 1 mở kỷ nguyên mới về khoa học liên hành tinh

Sứ mệnh Artemis 1 mở kỷ nguyên mới về khoa học liên hành tinh

Chuyến bay đầu tiên trong chương trình thám hiểm Mặt Trăng Artemis sẽ bao gồm một loạt thí nghiệm khoa học để chuẩn bị cho các sứ mệnh tương lai.

Đăng ngày: 30/08/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News