NASA đặt hàng chế tạo máy bay phản lực siêu thanh thế hệ mới

Ngày 3/4, Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã ký một hợp đồng với Tập đoàn quốc phòng và hàng không vũ trụ Mỹ Lockheed Martin để phát triển "X-plane" - máy bay phản lực siêu thanh hoạt động ít ồn hơn do không tạo ra tiếng nổ siêu thanh.

Theo NASA, hợp đồng trị giá 247,5 triệu USD này sẽ bao gồm thiết kế, chế tạo và máy bay thành phẩm sẽ có chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào năm 2021. Dự kiến, quãng đường bay thử nghiệm sẽ là khoảng 16.8 km với tốc độ hơn 1.5 km/h và chỉ tạo ra tiếng ồn tương tự như tiếng động của đóng cửa xe ôtô - tương đương 75 Decibel (PldB), thay vì một tiếng nổ siêu thanh. Cho đến giữa năm 2022, NASA sẽ triển khai thử nghiệm X-plane bay qua các thành phố của Mỹ để thu thập dữ liệu và tiếp nhận phản hồi của cộng đồng chuyên môn.

NASA đặt hàng chế tạo máy bay phản lực siêu thanh thế hệ mới
Thiết kế máy bay "X-plane" của NASA. (Nguồn: NASA).

Phát biểu với báo giới, Giám đốc điều hành của NASA, Jaiwon Shin cho biết chương trình X-plane là một bước quan trọng trong nghiên cứu phát triển thế hệ máy bay siêu thanh tương lai. Mục tiêu của NASA là có được những chuyến bay phản lực siêu thanh yên tĩnh hơn, đồng thời mở ra thị trường hàng hóa và hành khách thương mại mới.

Tháng trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một khoản ngân sách liên bang để tài trợ cho dự án. Ông nhấn mạnh máy bay thế hệ mới này sẽ mở ra một thị trường mới cho các công ty Mỹ trong việc chế tạo các máy bay thương mại có tốc độ di chuyển nhanh hơn, giảm một nửa thời gian bay và tạo thêm nhiều việc làm.

Tuy nhiên để thực hiện dự án này, Lockheed Martin phải chứng minh được khả năng thực hiện chuyến bay thử nghiệm máy bay siêu thanh yên tĩnh hơn. Sau đó, Cơ quan Hàng không LB Mỹ sẽ phải thay đổi các quy định để dỡ bỏ lệnh cấm hiện nay đối với các chuyến bay siêu thanh dân sự bay trong đất liền.

Một số công ty khác như Virgin Galactic và Spike Aerospace hiện cũng đang trong quá trình chế tạo các máy bay phản lực dân dụng siêu thanh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Theo chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, 2018 sẽ là một năm hấp dẫn với người yêu thích quan sát bầu trời, trong đó đặc biệt nhất là hai lần nguyệt thực toàn phần.

Đăng ngày: 02/08/2018
Kinh ngạc với chất tìm thấy dưới vỏ sao Diêm Vương

Kinh ngạc với chất tìm thấy dưới vỏ sao Diêm Vương

Ý tưởng vẫn còn mang tính lý thuyết nhưng có thể ảnh hưởng đến sự hiểu biết của các nhà khoa học về cách mà sao Diêm vương hình thành và phát triển.

Đăng ngày: 04/04/2018
Vũ trụ của chúng ta có thể bị hủy diệt vì một loại hạt rất cơ bản và quá trình đó đang diễn ra rồi

Vũ trụ của chúng ta có thể bị hủy diệt vì một loại hạt rất cơ bản và quá trình đó đang diễn ra rồi

Mới đây, các chuyên gia vật lý thiên văn từ Harvard đã đưa ra một lời cảnh báo thực sự rùng rợn về vũ trụ của chúng ta.

Đăng ngày: 04/04/2018
NASA đang đầu tư vào nghiên cứu robot biến hình và robot sinh học

NASA đang đầu tư vào nghiên cứu robot biến hình và robot sinh học

NASA vốn chẳng hề ngại những loại công nghệ dị thường nếu chúng có tiềm năng giúp khám phá vũ trụ, và động thái mới nhất của họ là một minh chứng cụ thể cho điều này.

Đăng ngày: 04/04/2018
NASA đã sẵn sàng nghiên cứu

NASA đã sẵn sàng nghiên cứu "trái tim" của sao Hỏa

Cơ quan không gian đã tổ chức cuộc họp báo tại Phòng thí nghiệm Động cơ phản lực (JPL) ở Pasadena, California, đề ra sứ mệnh tiếp theo: hướng đến Hành tinh Đỏ.

Đăng ngày: 04/04/2018
Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Đa phần các thiên thể quay quanh Mặt Trời, và khối lượng tập trung chủ yếu vào 8 hành tinh có quỹ đạo gần tròn và mặt phẳng quỹ đạo gần trùng khít với nhau gọi là mặt phẳng hoàng đạo.

Đăng ngày: 04/04/2018
Công bố thông tin gây sửng sốt về nhiệt độ sao Thiên vương

Công bố thông tin gây sửng sốt về nhiệt độ sao Thiên vương

Là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt trời, sao Thiên vương có khí quyển lạnh nhất so với bất kỳ hành tinh nào trong hệ Mặt trời.

Đăng ngày: 03/04/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News