NASA điều tra "dấu hiệu Trái đất sắp đảo ngược" ở Đại Tây Dương

Dị thường Nam Đại Tây Dương (SAA) là một "vết lõm" bí ẩn có thể làm hại vệ tinh và tàu vũ trụ, khiến các nhà khoa học tranh cãi quanh giả thuyết về sự đảo ngược cực từ của Trái đất.

Theo Science Alert, SAA vẫn đang phát triển và khiến NASA phải tích cực theo dõi. Đó là một vùng khổng lồ có cường độ từ trường thấp hơn bất kỳ nơi nào khác trong từ quyển của Trái đất, trải dài khắp một vùng rộng lớn của Nam Đại Tây Dương từ Nam Mỹ tới Nam châu Phi.


"Vết lõm" từ quyển mang tên "Dị thường Nam Đại Tây Dương" - (Ảnh: GODDARD/NASA).

Từ quyển vốn là lớp áo giáp của hành tinh, giúp bảo vệ mọi thứ khỏi sự tấn công của các tia vũ trụ. Vùng SAA giữa đại dương này không ảnh hưởng nhiều đến các sinh vật sống, nhưng đang "hãm hại" các vệ tinh và tàu vũ trụ, bao gồm cả Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).

Không được bảo vệ bởi từ quyển đủ dày, các hệ thống công nghệ bên trong các tàu vũ trụ, vệ tinh có thể bị đoản mạch và trục trặc khi bị các tia vũ trụ như proton năng lượng cao từ Mặt Trời tấn công.

Giảm thiểu rủi ro đó là một trong những lý do khiến NASA phải theo dõi SAA. Ngoài ra họ kỳ vọng có thể tìm ra câu trả lời xung quanh hiện tượng phức tạp và khó hiểu này.

Nhà địa vật lý Terry Sabaka từ Trung tâm Chuyến bay vũ trụ Goddard của NASA giải thích: "Từ trường là sự chồng chất của các trường từ nhiều nguồn hiện tại. Nguồn chính là một đại dương sắt nóng chảy bên trong vùng lõi ngoài của Trái đất. Chuyển động của nó tạo ra các dòng điện, từ đó tạo nên từ trường cho Trái đất, nhưng không nhất thiết đồng nhất".

Một hồ chứa đá dày đặc nằm cách lục địa châu Phi khoảng 2.900 km ở vùng sâu thẳm đó được cho là nguyên nhân khiến từ trường ở khu vực bên trên suy yếu đáng kể.

Còn theo nhà địa vật lý và nhà toán học Weijia Kuang, cũng từ Goddard, SAA còn có thể là hệ quả từ sự thống trị của "trường lưỡng cực", trong đó một trường cục bộ có cực tính đảo ngược với trường chính, khiến cho cường độ từ trường tổng thể suy yếu.

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu khắp thế giới trong các năm qua cũng liên kết SAA với sự kiện Bắc Cực từ tính đang trên đường "chạy" từ địa phận Canada sang Siberia của Nga, mỗi năm dịch chuyển tới 50km. Họ cho rằng điều này báo hiệu sự đảo ngược cực từ sắp sửa - Bắc Cực từ tính thành Nam Cực và ngược lại - vốn đã xảy ra nhiều lần trong lịch sử hành tinh.

Tuy nhiên cũng nhiều nhóm bác bỏ giả thuyết "Trái đất sắp đảo ngược" này, cho rằng đó là một sự kiện từ tính tái diễn từng ảnh hưởng đến Trái đất 11 triệu năm trước.

Rõ ràng còn nhiều câu hỏi lớn xung quanh vùng dị thường từ trường này, mà các nhà khoa học thế giới kỳ vọng sự quan tâm của cơ quan vũ trụ hàng đầu thế giới sẽ góp phần vén màn bí ẩn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nếu Mặt trời đột ngột biến mất, chuyện gì sẽ xảy ra? Khoa học vào cuộc, kết quả bất ngờ!

Nếu Mặt trời đột ngột biến mất, chuyện gì sẽ xảy ra? Khoa học vào cuộc, kết quả bất ngờ!

Nếu không có Mặt trời giữ Trái ddất trên quỹ đạo, hành tinh của chúng ta có thể sẽ bắt đầu trôi vào không gian. Trong khi đó nhân loại phải cố gắng sống sót một cách tuyệt vọng.

Đăng ngày: 03/04/2025
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đăng ngày: 02/04/2025
NASA/ESA chụp được

NASA/ESA chụp được "cánh cổng mở vào vũ trụ khác"

Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA vừa chụp được hình ảnh ngoạn mục từ vùng vũ trụ xa xôi cách chúng ta tận 1.350 năm ánh sáng.

Đăng ngày: 02/04/2025
Những bức ảnh hiếm hoi trên bề mặt Kim tinh

Những bức ảnh hiếm hoi trên bề mặt Kim tinh

Kim tinh có khí hậu khắc nghiệt, nên tàu vũ trụ chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn sau khi hạ cánh.

Đăng ngày: 02/04/2025
Ảnh sốc từ NASA/ESA:

Ảnh sốc từ NASA/ESA: "Cửa sổ" vượt thời gian 2 tỉ năm cho chúng ta?

Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA vừa chụp được một vòng ánh sáng khổng lồ là 2 thiên hà va chạm.

Đăng ngày: 01/04/2025
Đường thay đổi ngày quốc tế

Đường thay đổi ngày quốc tế

Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Đăng ngày: 31/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News