NASA hoàn thành tàu đi săn thiên thạch
Các nhà khoa học của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đạt bước tiến mới trên hành trình săn thiên thạch khi hoàn thiện lắp ráp tàu vũ trụ đầu tiên được thiết kế để đưa mẫu vật thiên thạch trở về Trái Đất.
Tàu săn thiên thạch OSIRIS-REx chuẩn bị chuyến bay thử nghiệm
Theo NASA, tàu vũ trụ thiết kế để đón đầu một thiên thạch và hút bụi trên bề mặt của nó đã sẵn sàng cho chuyến bay thử nghiệm.
Trong thông báo hôm 21/10, công ty Lockheed Martin cho biết các kỹ sư của họ đã hoàn thành việc lắp ráp tàu vũ trụ để tiến hành lấy mẫu thiên thạch lần đầu tiên. Công ty hàng không vũ trụ của Mỹ sẽ thử nghiệm tàu OSIRIS-REx để đảm bảo nó có thể chịu được sự rung lắc khi phóng tên lửa và thực hiện thành công chuyến bay vào vũ trụ.
"Đây là khoảng thời gian thú vị trong chương trình, bởi chúng tôi đã hoàn thiện tàu vũ trụ và cả đội sẽ lái thử trước khi điều khiển nó đến chỗ thiên thạch Bennu", The Christian Science Monitor dẫn lời Rich Kuhns, quản lý chương trình OSIRIS-REx ở Lockheed Martin.
Tàu OSIRIS-REx đã sẵn sàng lấy mẫu vật thiên thạch. (Ảnh minh họa: NASA).
Theo Erin Morton, nhà khoa học ở Đại học Arizona, người đứng đầu nhóm nghiên cứu, những thử nghiệm nhằm kiểm tra sức chịu đựng của OSIRIS-REx. Con tàu sẽ được xoay tròn để mô phỏng quá trình phóng, phần căng thẳng nhất của dự án. Các thử nghiệm cũng đặt tàu OSIRIS-REx trong điều kiện nhiệt độ nóng và lạnh cùng lúc, nhằm mô phỏng khi một mặt của tàu hướng về phía Mặt Trời trong vũ trụ.
Sau 5 tháng thử nghiệm tại cơ sở ở Denver, Colorado, Mỹ, OSIRIS-REx sẽ khởi hành vào tháng 9/2016 từ Trung tâm Vũ trụ Kennedy của NASA ở Florida. Morton cho biết, OSIRIS-REx sẽ tiếp cận thiên thạch Bennu, được các nhà khoa học lựa chọn bởi bề mặt giàu cacbon để tìm hiểu sự sống bắt đầu trong hệ Mặt Trời như thế nào.
Tàu OSIRIS-REx sẽ không hạ cánh trên thiên thạch mà sử dụng một thiết bị thăm dò giống chiếc vòi của con muỗi để lấy mẫu vật. "Chúng tôi dự kiến tiếp xúc với thiên thạch trong khoảng 5 giây và hút một phần của nó", Morton chia sẻ.
Các kỹ sư cũng lập kế hoạch đón chào OSIRIS-REx trở về Trái Đất sau khi nó bay quanh Mặt Trời và quay lại với mẫu vật. Nhóm nghiên cứu có thể sử dụng kết quả từ dự án trong các nhiệm vụ tiếp theo với thiên thạch.
Dự án Đổi hướng Thiên thạch vào đầu những năm 2020 của NASA nhắm đến sử dụng tàu vũ trụ do robot điều khiển để thu giữ một thiên thạch và đặt nó vào quỹ đạo ổn định quanh Mặt Trăng. Thiên thạch này sẽ giúp NASA phát triển các công nghệ mới như thu thập mẫu vật, gặp gỡ, áp sát và chuyển hàng khối lượng lớn.
Không chỉ góp phần trả lời câu hỏi về nguồn gốc hệ Mặt Trời, OSIRIS-REx cũng giúp nâng cấp những kỹ thuật phòng thủ để phát hiện thiên thạch nguy hiểm và bảo vệ Trái Đất trong tương lai. NASA muốn xây dựng hệ thống thay đổi lộ trình của thiên thạch nếu nó có kích thước lớn và khả năng gây hại khi bay quá gần Trái Đất.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng
Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.
