NASA lên kế hoạch khai thác năng lượng từ núi lửa
Siêu núi lửa Yellowstone có thể trở thành nguồn cung cấp nhiệt điện cho dân cư xung quanh thông qua dự án trị giá 3,46 tỷ USD.
Nằm bên dưới những suối nước nóng và mạch phun trong vườn quốc gia Yellowstone là buồng magma khổng lồ có thể khiến siêu núi lửa tại đây phun trào trong tương lai. Theo NASA, siêu núi lửa này là một trong những mối đe dọa tự nhiên lớn nhất đối với nhân loại và nguy hiểm hơn nhiều so với tiểu hành tinh. NASA đang xem xét dự án tham vọng nhằm đảm bảo ngọn núi lửa sẽ ngủ yên mãi mãi. Phương pháp của NASA cũng sẽ cung cấp điện cho khu vực xung quanh dù dự án có chi phí lên tới 3,46 tỷ USD.
Núi lửa Yellowstone ít có khả năng phun trào trong tương lai gần. (Ảnh: PBS)
Cả va chạm với tiểu hành tinh và sự phun trào của buồng magma mang tên Hõm chảo Caldera đều ít có khả năng xảy ra trong tương lai gần. Nguy cơ tiểu hành tinh rộng 5 - 10 km như thiên thạch xóa sổ khủng long chỉ ở mức 0,000001% trong khi núi lửa Yellowstone được dự đoán sẽ không phun trào trong 10.000 năm tới.
Năm 2017, Brian Wilcox, thành viên Hội đồng cố vấn phòng thủ hành tinh của NASA, tiến hành nghiên cứu về mối đe dọa từ tiểu hành tinh và sao chổi. Theo ông, siêu núi lửa là hiểm họa lớn hơn so với thiên thạch. Có khoảng 20 siêu núi lửa trên Trái Đất. Những vụ phun trào lớn xuất hiện trung bình theo chu kỳ 100.000 năm. Mùa đông kéo dài sau vụ phun trào siêu núi lửa có thể đẩy nhân loại vào nguy cơ thiếu lương thực toàn cầu, dẫn tới nạn đói lan rộng.
NASA đang lên kế hoạch ngăn chặn điều này xảy ra. Kế hoạch của NASA là khoan hố ở sườn núi lửa, nằm ở ngoài ranh giới của vườn quốc gia Yellowstone. Các nhà điều hành dự án sau đó sẽ bơm nước lạnh áp suất cao vào và ra từ núi lửa. Nước chảy vào sẽ làm mát núi lửa trong khi nước chảy ra nóng tới 350 độ C có thể dùng để sản xuất điện. Thông qua khoan theo cách này, ngọn núi lửa có thể giúp tạo ra một nhà máy nhiệt điện, cung cấp điện với mức giá cạnh tranh. Tuy nhiên, Wilcox nhấn mạnh kế hoạch còn thiếu dữ liệu về nguy cơ khi khoan vào sườn núi lửa. Thí nghiệm có chi phí lên tới 3,46 tỷ USD.
Ngoài tìm cách giảm thiểu nguy cơ từ siêu núi lửa như Yellowstone, NASA cũng hy vọng kế hoạch của họ sẽ khuyến khích cộng đồng khoa học tìm kiếm giải pháp. Dù có sức mạnh phá hủy cực lớn, những buồng dung nham cũng có tiềm năng cung cấp năng lượng và giảm tác động của biến đổi khí hậu.

Kinh ngạc kỹ thuật cổ xưa lấy gỗ có một không hai của người Nhật
Không cần chặt cây vẫn lấy được gỗ, kỹ thuật cổ xưa của người Nhật khiến thế giới kinh ngạc

Những thí nghiệm khoa học có thể làm tại nhà
Không khó để thực hiện, nguyên liệu dễ kiếm và kết quả thú vị là những thứ bạn sẽ được trải nghiệm thông qua thí nghiệm khoa học đơn giản trong bài viết này.

Ý nghĩa của những vạch màu trên tuýp kem đánh răng là gì?
Chắc hẳn trong số chúng ta, ai cũng từng thắc mắc về cái vạch màu nhỏ phía cuối cùng tuýp kem đánh răng, mỹ phẩm...

Thời đi học của các thiên tài thế giới
Chắc chắn bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi biết Edison luôn bị đội sổ trong lớp và bị đánh giá là "điên khùng, không nên ngồi học lâu hơn", Albert Einstein sợ run người khi phải đến trường, nhà phát minh vĩ đại Edison tự học là chính,...

8 siêu năng lực "quái dị" của cơ thể mà bạn chưa bao giờ nhận ra
Các bạn biết không, thực sự cơ thể của chúng ta kỳ diệu hơn các bạn nghĩ rất nhiều. Chúng ta có những "siêu năng lực" và vẫn sử dụng chúng hàng ngày, nhưng lại chưa bao giờ nhận ra điều đó.

Sau hơn 2.000 năm, bí ẩn cánh cửa địa ngục được hé mở
Hai ngàn năm trước, các du khách cổ đại đã đến một ngôi đền Hi Lạp-La mã ở Hierapolis (ngày nay là Thổ Nhĩ Kỳ), nằm bên trên một chiếc hang được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới bên kia.
