NASA mất hai vệ tinh do đối tác phóng tên lửa thất bại

Sự cố trên tầng đẩy thứ hai của tên lửa khiến Astra không thể đưa hai vệ tinh giám sát bão của NASA lên quỹ đạo vào hôm 12/6.

Tên lửa mang mã hiệu LV0010 của công ty Astra cất cánh từ Tổ hợp Phóng 46 tại Trạm Lực lượng Không gian Cape Canaveral ở Florida, Mỹ, vào lúc 13h43 ngày 12/6 theo giờ địa phương, tức 0h43 ngày 13/6 theo giờ Hà Nội.


Tên lửa Astra phóng hai vệ tinh giám sát bão TROPICS CubeSat hôm 12/6. (Ảnh: NASA)

Vụ phóng ban đầu diễn ra theo đúng kế hoạch, với tầng đẩy đầu tiên cất cánh trong ba phút, sau đó tắt động cơ, triển khai hệ thống phân tải trọng tải và tách khỏi nhiệm vụ. Động cơ của tầng đẩy thứ hai nhanh chóng bắt lửa và dự kiến cháy trong 5 phút 15 giây, nhưng đã tắt chỉ sau 4 phút.

"Tầng trên đã ngắt động cơ sớm hơn dự kiến và không thể triển khai các vệ tinh TROPICS CubeSat vào quỹ đạo", Chương trình Dịch vụ Khởi động của NASA cho biết trên Twitter.

Trong một bài đăng trên trang web của mình trước khi phóng, NASA mô tả TROPICS CubeSat là các vệ tinh "cỡ hộp đựng giày" được thiết kế để nghiên cứu sự hình thành và phát triển của các xoáy thuận nhiệt đới. Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ có kế hoạch xây dựng một mạng lưới gồm 6 vệ tinh như vậy trên quỹ đạo Trái Đất tầm thấp để tăng cường khả năng giám sát bão.

Vào tháng 2 năm ngoái, công ty khởi nghiệp Astra có trụ sở tại California đã nhận hợp đồng trị giá 7,95 triệu USD để thực hiện ba vụ phóng cho NASA, mỗi lần mang một cặp vệ tinh TROPICS CubeSat.

Với hy vọng trở thành đối tác chủ chốt trong thị trường phóng vệ tinh cỡ nhỏ, Astra hứa hẹn cung cấp các vụ phóng thường xuyên với tính linh hoạt cao hơn so với các công ty sử dụng tên lửa lớn hơn như SpaceX và Arianespace.

Tuy nhiên, Astra đã liên tục gặp vấn đề với tên lửa đẩy hai tầng đặc trưng của họ. Vào tháng 2 năm nay, trong một sứ mệnh CubeSat khác với NASA, tầng đẩy thứ hai của tên lửa cũng không thể tiếp cận quỹ đạo do sự cố giải phóng vỏ bọc vệ tinh.

"Chúng tôi rất tiếc vì không thể đưa hai vệ tinh TROPICS đầu tiên lên quỹ đạo", Giám đốc điều hành của Astra, Chris Kemp, hôm 12/6 viết trên Twitter. "Không có gì quan trọng hơn đối với chúng tôi ngoài sự tin tưởng của khách hàng và việc triển khai thành công các vệ tinh TROPICS còn lại."

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Đăng ngày: 17/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Tổng quan về sao Thiên Vương

Tổng quan về sao Thiên Vương

Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Đăng ngày: 07/02/2025
Mặt trăng bí ẩn có

Mặt trăng bí ẩn có "khí độc" nhiều gấp hàng trăm lần Trái đất: Nếu bốc cháy sẽ ra sao?

Không ngờ Mặt trăng Tithane, vệ tinh của sao Thổ, lại chứa nhiều loại khí dễ cháy hơn Trái đất. Tuy nhiên, nếu chúng vô tình bốc cháy thì kết quả sẽ ra sao?

Đăng ngày: 07/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News