NASA mở nắp hộp mẫu vật tiểu hành tinh mắc kẹt nhiều tháng

Hai chốt khóa bị kẹt khiến NASA không thể thu hồi mẫu vật chất vô giá lấy từ tiểu hành tinh cuối cùng đã mở sau quá trình kéo dài nhiều tháng.

NASA hôm 11/1 thông báo lấy được 70g đá và bụi từ OSIRIS-REx, nhiệm vụ bay gần 6,4 triệu km để thu thập mẫu vật từ tiểu hành tinh Bennu gần Trái đất, theo CNN. Hồi tháng 10/2023, các nhân viên NASA không thể tiếp cận một số vật chất nằm ở khoang chứa bên trong thiết bị mang tên Touch-and-Go Sample Acquisition Mechanism (TAGSAM), cánh tay robot với khoang chứa ở đầu để đựng mẫu vật từ Bennu. Nắp khoang đóng kín nhờ 35 chốt khóa, nhưng có hai chốt quá quá khó mở.

NASA mở nắp hộp mẫu vật tiểu hành tinh mắc kẹt nhiều tháng
Nhân viên NASA tìm cách mở nắp khoang chứa mẫu vật. (Ảnh: Robert Markowitz/NASA).

Việc cạy nắp cơ cấu này không phải nhiệm vụ đơn giản. NASA phải sử dụng vật liệu và dụng cụ đã duyệt quanh khoang chứa để giảm thiểu nguy cơ hỏng hóc hoặc ô nhiễm mẫu vật. "Những dụng cụ mới này cũng cần hoạt động bên trong không gian chật chội bằng hộp đựng găng tay, dẫn đến hạn chế độ cao, trọng lượng và chuyển động cong của chúng", tiến sĩ Nicole Lunning, quản lý nhiệm vụ OSIRIS-REx ở Trung tâm Vũ trụ Johnson của NASA tại Houston, giải thích. "Đội quản lý cực kỳ kiên nhẫn và đã làm rất tốt để tháo chốt khóa khỏi nắp của TAGSAM".

Để giải quyết vấn đề, NASA tạo ra hai dụng cụ từ thép không gỉ dùng trong y tế, kim loại cứng nhất được duyệt sử dụng. Trước khi xử lý chốt khóa mắc kẹt, đội ngũ ở Trung tâm Vũ trụ Johnson kiểm tra dụng cụ trong phòng thí nghiệm diễn tập, chậm rãi tăng lực để đảm bảo dụng cụ có thể tháo thành công móc khóa. Đến chiều ngày 11/1, NASA cho biết cần thêm vài bước tháo dỡ nữa. Sau đó, họ có thể chụp ảnh, lấy và cân mẫu vật ẩn trong khoang.

Kết quả phân tích vật liệu từ Bennu mà các nhà nghiên cứu NASA thu thập vào mùa thu năm ngoái hé lộ mẫu vật tiểu hành tinh chứa lượng nước dồi dào ở dạng khoáng vật sét sét ngậm nước cũng như carbon. Nhóm nghiên cứu cho rằng dấu hiệu của nước trên tiểu hành tinh củng cố giả thuyết hiện nay về cách nước xuất hiện trên Trái đất cách đây hàng tỷ năm.

"Lý do Trái đất trở thành hành tinh ở được với đại dương, sông hồ và nước mưa, là bởi khoáng vật sét rơi xuống hành tinh cách đây 4 - 4,5 tỷ năm", Dante Lauretta, nhà nghiên cứu chính của nhiệm vụ OSIRIS-REx, cho biết.

Một số mẫu vật Bennu thu thập trước đó đã được niêm phong trong hộp chứa để nghiên cứu trong nhiều thập kỷ tới, theo NASA.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
ADN 3 cố tổng thống Mỹ và tro cốt 200 người nổi tiếng không đến được Mặt trăng

ADN 3 cố tổng thống Mỹ và tro cốt 200 người nổi tiếng không đến được Mặt trăng

Công ty phóng tàu đổ bộ Peregrine chính thức xác nhận ADN của 3 cố tổng thống Mỹ và tro cốt 200 người nổi tiếng sẽ không đến được Mặt trăng.

Đăng ngày: 13/01/2024
Bộ đồ giúp Neil Armstrong đặt chân lên Mặt trăng

Bộ đồ giúp Neil Armstrong đặt chân lên Mặt trăng

Bộ đồ không gian được thiết kế bởi một thương hiệu nội y có thể chịu những điều kiện chết người trên Mặt Trăng, đồng thời đảm bảo độ linh hoạt cho phi hành gia.

Đăng ngày: 11/01/2024
Úc bắt được tín hiệu vô tuyến lạ phát từ thế giới 8 tỉ năm trước

Úc bắt được tín hiệu vô tuyến lạ phát từ thế giới 8 tỉ năm trước

Chớp sóng vô tuyến FRB 2022610A lóe lên từ nơi mà các nhà khoa học mô tả là " không thể tin được".

Đăng ngày: 11/01/2024
Bí ẩn điểm sáng dịch chuyển ở thế giới giống hệt Trái đất

Bí ẩn điểm sáng dịch chuyển ở thế giới giống hệt Trái đất

Các nhà khoa học vừa xác định được những " hòn đảo ma thuật", giải quyết bí ẩn lớn về thế giới mà NASA gọi là "Trái Đất thứ hai".

Đăng ngày: 10/01/2024
Rào cản kỹ thuật khiến NASA phải trì hoãn các sứ mệnh không gian

Rào cản kỹ thuật khiến NASA phải trì hoãn các sứ mệnh không gian

NASA sẽ đẩy lùi các mốc thời gian của sứ mệnh Mặt Trăng trong bối cảnh các rào cản kỹ thuật ngày càng gia tăng.

Đăng ngày: 10/01/2024
Đài quan sát mặt trời đầu tiên của Ấn Độ đến đích thành công

Đài quan sát mặt trời đầu tiên của Ấn Độ đến đích thành công

Đài quan sát mặt trời đầu tiên của Ấn Độ đã đạt đến quỹ đạo dự kiến thành công, Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ của Ấn Độ (ISRO) đã công bố cuối tuần qua trong bối cảnh Ấn Độ đang củng cố vị thế của mình như một siêu cường vũ trụ mới nổi.

Đăng ngày: 10/01/2024
Tàu đổ bộ Mặt trăng tư nhân của Mỹ bị rò rỉ nhiên liệu

Tàu đổ bộ Mặt trăng tư nhân của Mỹ bị rò rỉ nhiên liệu

6 giờ sau khi cất cánh, tàu đổ bộ Peregrine của công ty Astrobotic Technology bị trục trặc kỹ thuật có thể khiến nhiệm vụ hạ cánh trên Mặt Trăng thất bại.

Đăng ngày: 10/01/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News