NASA phát hiện ngoại hành tinh thứ 5.000

Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực (JPL) ở Nam California hôm 21/3 thông báo bổ sung ngoại hành tinh thứ 5.000 vào cơ sở dữ liệu của NASA.

Hơn 5.000 hành tinh đã phát hiện bao gồm những hành tinh đá nhỏ giống Trái đất, hành tinh khí khổng lồ lớn gấp nhiều lần sao Mộc, và nhóm "sao Mộc nóng" có quỹ đạo gần sao chủ, theo JPL. Ngoài ra trong số đó còn có các siêu Trái đất, hành tinh đá lớn hơn Trái đất và "tiểu sao Hải Vương", phiên bản nhỏ hơn của sao Hải Vương trong hệ Mặt Trời. Cuối cùng, danh sách cũng gồm hành tinh quay quanh hai ngôi sao cùng lúc và hành tinh quay quanh xác của ngôi sao chết.

NASA phát hiện ngoại hành tinh thứ 5.000
Những ngoại hành tinh đầu tiên được tìm thấy vào đầu thập kỷ 1990.

Cơ sở dữ liệu ngoại hành tinh của NASA nằm ở Viện Công nghệ California (Caltech). Để đưa vào danh sách, hành tinh phải được xác nhận độc lập bằng hai phương pháp khác nhau và phát hiện phải được công bố trên tạp chí đã qua thẩm duyệt của hội đồng chuyên gia.

Những ngoại hành tinh đầu tiên được tìm thấy vào đầu thập kỷ 1990. Trong khi kính viễn vọng trên mặt đất và ngoài không gian hoạt động rất hiệu quả trong việc xây dựng danh sách, Jessie Christiansen, trưởng nhóm nghiên cứu khoa học trong dự án Exoplanet Archive của NASA, nhấn mạnh phần lớn ngoại hành tinh nằm ở bong bóng bao quanh hệ Mặt Trời.

"4.900 trong 5.000 ngoại hành tinh nằm cách chúng ta trong vòng vài nghìn năm ánh sáng. Nếu bạn suy ra từ bong bóng bao quanh hệ, còn nhiều hành tinh khác mà chúng ta chưa tìm thấy, con số có thể lên tới 100 - 200 tỷ", Christiansen chia sẻ.

Phát hiện đầu tiên về ngoại hành tinh được xác nhận vào năm 1992 khi nhà thiên văn học Alex Wolszczan và Dale Frail công bố bài báo trên tạp chí Nature. Họ quan sát hai ngoại hành tinh quay quanh một sao sao xung (xác sao rất đặc quay nhanh) bằng cách thay đổi nhỏ ở thời gian của các xung khi ánh sáng truyền tới Trái đất. Năm 1995, giới nghiên cứu phát hiện hành tinh đầu tiên quay quanh ngôi sao giống Mặt trời. Hành tinh đó không phù hợp với sự sống bởi đó là hành tinh khí khổng lồ siêu nóng, quay quanh ngôi sao chủ chỉ trong 4 ngày.

Các nhà thiên văn học nhận biết ngoại hành tinh bằng cách theo dõi dao động của sao chủ dưới tác động từ lực hấp dẫn của hành tinh. Hành tinh càng lớn càng dễ phát hiện hơn do tạo ra dao động lớn hơn. Để tìm kiếm thêm nhiều hành tinh cỡ Trái đất, giới nghiên cứu cần sử dụng phương pháp transit. Phương pháp này đánh giá ánh sáng của ngôi sao và tìm kiếm biến động nhỏ khi một hành tinh di chuyển ở phía trước.

Từ khi phóng vào không gian năm 2009 và cạn kiệt nhiên liệu năm 2018, kính viễn vọng không gian Hubble của NASA đã phát hiện hơn 2.700 hành tinh, cung cấp dữ liệu khổng lồ cho các nhà khoa học.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN

"Cỗ máy" 2.875 tấn của Mỹ lên bệ phóng: Đánh bại Saturn V, trở thành tên lửa mạnh nhất thế giới

SLS chính là tên lửa mạnh nhất thế giới mà Mỹ sở hữu. SLS chuẩn bị thực hiện những 'sứ mệnh kỷ nguyên vàng' của NASA.

Đăng ngày: 22/03/2022
Nghiên cứu mới gây sốc: Sao Thủy có thể chứa 16.000 tỷ tấn kim cương

Nghiên cứu mới gây sốc: Sao Thủy có thể chứa 16.000 tỷ tấn kim cương

Mô phỏng từ nghiên cứu mới công bố tại Hội thảo khoa học hành tinh và Mặt Trăng (LPSC) tại Houston, Texas tuần trước cho thấy bề mặt sao Thủy có thể chứa đầy kim cương.

Đăng ngày: 22/03/2022
Azuma Makoto - Người tiên phong trong dự án đưa cây ra ngoài vũ trụ

Azuma Makoto - Người tiên phong trong dự án đưa cây ra ngoài vũ trụ

Azuma Makoto cùng các cộng sự của mình đã đưa được một cây thông trắng bonsai 50 tuổi cùng nhiều loại thực vật khác như hoa lan, cẩm tú cầu, ly ly... vào không gian.

Đăng ngày: 22/03/2022

"Vua quái vật" mới của vũ trụ quét tín hiệu vô tuyến qua Trái đất

Một tín hiệu vô tuyến lặp đi lặp lại đến từ ngay trong thiên hà chứa Trái Đất có thể đến từ một " sao lùn trắng xung" cực kỳ đáng sợ, lần đầu được phát hiện.

Đăng ngày: 22/03/2022
Nghiên cứu ánh sáng phát ra từ các lỗ đen giúp thu hẹp tìm kiếm axion

Nghiên cứu ánh sáng phát ra từ các lỗ đen giúp thu hẹp tìm kiếm axion

Hạt nhẹ - được gọi là axion - đã được đề xuất như một lời giải cho bí ẩn tại sao vũ trụ có quá ít phản vật chất và là ứng cử viên cho vật chất tối khó nắm bắt lấp đầy vũ trụ.

Đăng ngày: 21/03/2022
Phát hiện... 10 vật thể có thể là

Phát hiện... 10 vật thể có thể là "hành tinh thứ 9"

Nghiên cứu mới tuy chứng minh một ứng cử viên cho vị trí hành tinh thứ 9 của hệ Mặt Trời không phải là hành tinh nhưng lại tìm ra tới 10 ứng cử viên mới.

Đăng ngày: 21/03/2022
Phi hành gia Nga mặc trang phục màu cờ Ukraine đi lên ISS?

Phi hành gia Nga mặc trang phục màu cờ Ukraine đi lên ISS?

Truyền thông quốc tế phỏng đoán 3 phi hành gia Nga chọn trang phục gồm hai màu vàng và xanh lam, giống màu quốc kỳ Ukraine, khi lên đường đến Trạm vũ trụ Quốc tế (ISS) hôm 18/3.

Đăng ngày: 21/03/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News