NASA phát hiện tiểu hành tinh có thể va chạm Trái đất năm 2046
Theo các quan chức từ Văn phòng điều phối phòng thủ hành tinh của NASA, xác suất va chạm của tiểu hành tinh mang tên DW 2023 vừa được phát hiện vào ngày 27-2 là cao hơn mức trung bình.
Cụ thể, khả năng quỹ đạo của tiểu hành tinh này đưa đó lao thẳng vào Trái đất năm 2046 là 1/625, một tỉ lệ tuy cao hơn mức trung bình nhưng vẫn đủ nhỏ để NASA đưa ra lời trấn an đối với công chúng.
2023 DW được ước tính có đường kính khoảng 50m, tức gần bằng chiều dài của một bể bơi, với ngày tiếp cận rất gần Trái đất và có xác suất va chạm rơi vào đúng dịp Valentine (14-2) năm 2046.
Tiểu hành tinh vừa được phát hiện có xác suất va chạm Trái đất là 1/625 trong 23 năm tới - (Ảnh minh họa từ NEW SCIENTIST)
"Thường thì với các vật thể mới được phát hiện lần đầu tiên, phải mất vài tuần thu thập dữ liệu để giảm bớt xác suất sai lệnh và dự đoán đầy đủ về quỹ đạo của nó trong nhiều năm tới. Các nhà phân tích quỹ đạo sẽ tiếp tục theo dõi tiểu hành tinh 2023 và cập nhật các dự đoán khi có thêm dữ liệu" - tờ Live Science trích dẫn thông báo từ NASA.
Tuy xác suất thấp nhưng điều đó cũng đủ để NASA phải theo dõi sát sao và chuẩn bị cho sứ mệnh giải cứu nếu cần thiết, có thể là một tàu cảm tử lao thẳng vào tiểu hành tinh để làm chệch hướng nó như thử nghiệm nổi tiếng năm 2022 mang tên DART.
Tuần trước NASA đã công bố 4 nghiên cứu cho thấy sứ mệnh thử nghiệm DART đã thành công, mang lại hy vọng cho khả năng đẩy lùi thảm họa vũ trụ trong tương lai.
Một tác động trực tiếp từ tiểu hành tinh cỡ như 2023 DW có thể không đủ để gây ra thảm họa đại tuyệt chủng khủng khiếp như tiểu hành tinh giết khủng long Chicxulub 66 triệu năm trước, tuy nhiên vẫn có thể gây thiệt hại về người và tài sản rất lớn nếu nó hạ cánh giữa một thành phố lớn hay khu vực đông dân cư.
Cách đây 10 năm, một tảng đá không gian kích thước chưa bằng một nửa 2023 DW và chưa va chạm, chỉ phát nổ trên bầu trời Chelyabinsk nước Nga, cũng đủ gây ra sóng xung kích dữ dội làm 1.500 người bị thương và hư hại hàng ngàn tòa nhà.

Nếu Mặt trời đột ngột biến mất, chuyện gì sẽ xảy ra? Khoa học vào cuộc, kết quả bất ngờ!
Nếu không có Mặt trời giữ Trái ddất trên quỹ đạo, hành tinh của chúng ta có thể sẽ bắt đầu trôi vào không gian. Trong khi đó nhân loại phải cố gắng sống sót một cách tuyệt vọng.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

NASA/ESA chụp được "cánh cổng mở vào vũ trụ khác"
Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA vừa chụp được hình ảnh ngoạn mục từ vùng vũ trụ xa xôi cách chúng ta tận 1.350 năm ánh sáng.

Ảnh sốc từ NASA/ESA: "Cửa sổ" vượt thời gian 2 tỉ năm cho chúng ta?
Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA vừa chụp được một vòng ánh sáng khổng lồ là 2 thiên hà va chạm.

Đường thay đổi ngày quốc tế
Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng
