Bạch tuộc - sinh vật kỳ lạ không chỉ có một trái tim

Bạch tuộc là sinh vật phức tạp với nhiều trái tim bơm máu xanh đi khắp cơ thể và thậm chí chúng có thể ngừng đập trong thời gian dài.

Theo nhà sinh vật học Kirt Onthank tại Đại học Walla Walla của Mỹ, mỗi con bạch tuộc có tới ba trái tim. Điều này cũng đúng với họ hàng gần nhất của chúng là mực ống và mực nang.

Trái tim lớn nhất và mạnh mẽ nhất, được gọi là tim hệ thống, nằm ở giữa cơ thể của bạch tuộc. Nó bơm máu chứa oxy đi khắp cơ thể, nhưng không đến mang.

Hai trái tim còn lại tương đối nhỏ và yếu hơn, được gọi là tim nhánh. Mỗi tim nhánh gắn vào một trong hai mang của bạch tuộc để bơm máu qua mang, vì vậy chúng còn được gọi là tim mang.

Bạch tuộc - sinh vật kỳ lạ không chỉ có một trái tim
Mô phỏng ba trái tim của bạch tuộc. (Ảnh: Raja Lockey).

Tại sao bạch tuộc cần tới ba trái tim? Câu trả lời cũng giống như lý do mà con người và sinh vật có vú khác cần một trái tim 4 ngăn. Đó là để giải quyết vấn đề huyết áp thấp, Onthank giải thích.

"Nếu một người bị huyết áp thấp, họ có thể bị choáng váng hoặc thậm chí bất tỉnh nếu đứng dậy quá nhanh hoặc hoạt động quá sức. Điều này là do áp suất không đủ để đưa máu lên não", nhà sinh vật học cho biết.

Động vật cũng cần đủ huyết áp để đưa máu đi khắp cơ thể một cách hiệu quả. Mang bạch tuộc hút oxy quan trọng từ nước, sau đó hai tim nhánh giúp bơm máu ít oxy qua mang. Tuy nhiên, máu đi qua mang trở nên giàu oxy và có áp suất thấp, "điều này không tốt cho việc đưa máu tới các cơ quan trong cơ thể", Onthank nói thêm. "Vì vậy, bạch tuộc cần một trái tim khác sau mang (tim hệ thống) để tạo áp lực cho máu một lần nữa, giúp đẩy máu giàu oxy đi khắp cơ thể một cách hiệu quả".

Trái tim 4 ngăn của con người cũng hoạt động gần tương tự. Hai ngăn bên phải của tim (tâm nhĩ phải và tâm thất phải) bơm máu ít oxy từ các tĩnh mạch vào phổi. Khi máu giàu oxy rời khỏi phổi, nó thoát ra ở áp suất thấp. Cơ thể sau đó gửi máu giàu oxy này trở lại tim, cụ thể là đến hai ngăn bên (tâm nhĩ trái và tâm thất trái). Các ngăn này điều hòa áp suất máu và đưa nó qua các động mạch đến phần còn lại của cơ thể.

Nói cách khác, bạch tuộc và con người giải quyết cùng một vấn đề theo hai cách khác nhau: bạch tuộc có nhiều trái tim, trong khi con người có trái tim nhiều ngăn.

"Ba trái tim của bạch tuộc hoàn thành nhiệm vụ tương tự như trái tim 4 ngăn của bạn," Onthank nói. "Bạch tuộc là một ví dụ tuyệt vời về cách một sinh vật thân mềm phức tạp và thông minh có thể tiến hóa theo cách hoàn toàn tách biệt với động vật có xương sống. Chúng có cùng vấn đề nhưng đã tìm ra các giải pháp khác nhau".

Bạch tuộc - sinh vật kỳ lạ không chỉ có một trái tim
Ba thợ lặn quan sát một con bạch tuộc Thái Bình Dương khổng lồ ở biển Nhật Bản. (Ảnh: Alexander Semenov).

Một nghiên cứu năm 1962 cho biết, hệ thống tim của loài bạch tuộc khổng lồ Thái Bình Dương (Enteroctopus dofleini) có thể ngừng hoạt động hoàn toàn trong thời gian dài khi chúng nghỉ ngơi. Thay vào đó, tim mang làm tất cả công việc.

Ngoài ra, trái tim của bạch tuộc cũng dừng lại một lúc khi chúng bơi và không ai chắc chắn tại sao. "Tôi nghĩ lời giải thích tốt nhất là bơi lội gây áp lực cao lên tim. Thay vì cố gắng chống lại áp lực đó, hệ thống tim của bạch tuộc sẽ dừng họ lại một lúc khi bơi", Onthank nói thêm.

Một điểm khác ở hệ thống tuần hoàn của bạch tuộc so với con người là máu của chúng có màu xanh lam. Điều này là do bạch tuộc sử dụng protein gốc đồng gọi là hemocyanin để vận chuyển oxy trong máu, thay vì protein gốc sắt gọi là hemoglobin như ở con người.

Hemocyanin kém hiệu quả hơn hemoglobin khi liên kết với oxy ở nhiệt độ phòng, nhưng lại mang nhiều oxy hơn trong môi trường ít oxy và ở nhiệt độ thấp, khiến chúng trở nên hữu ích dưới đại dương. Ngoài ra, khi hemocyanin của bạch tuộc liên kết với một phân tử oxy, nó có nhiều khả năng dính vào một phân tử khác. Đặc tính này làm cho hemocyanin vận chuyển oxy tốt hơn nhiều so với hầu hết các hemocyanin.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện gene giúp cá mập tiến hóa, có thể đi bộ

Phát hiện gene giúp cá mập tiến hóa, có thể đi bộ" trên mặt đất

Một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế ở Úc, Mỹ, Indonesia đã phát hiện có những loài cá dùng vây để đi và đang dần tiến hóa để thích nghi với cuộc sống trên cạn.

Đăng ngày: 08/03/2023
Tôm gõ mõ con kẹp càng nhanh như đạn bắn

Tôm gõ mõ con kẹp càng nhanh như đạn bắn

Khoảng một tháng tuổi, tôm gõ mõ con đã có thể kẹp càng tạo sóng xung kích để làm choáng kẻ thù, thậm chí nhanh gấp 20 lần bố mẹ.

Đăng ngày: 03/03/2023
Sự thật về quái vật biển ở Bắc Âu thế kỷ 13

Sự thật về quái vật biển ở Bắc Âu thế kỷ 13

Các nhà khoa học cho rằng quái vật biển trong các bản thảo Bắc Âu thế kỷ 13 thực chất là mô tả chính xác về cá voi bẫy mồi để kiếm ăn.

Đăng ngày: 02/03/2023
Cặp cá voi sát thủ giết 17 con cá mập một ngày

Cặp cá voi sát thủ giết 17 con cá mập một ngày

Đôi cá voi sát thủ ở ngoài khơi Nam Phi chuyên giết cá mập để moi gan trong khi bỏ lại các bộ phận khác nguyên vẹn.

Đăng ngày: 01/03/2023

"Thủy triều vàng" đáng sợ sắp "tấn công" Florida

Khoảng 8,7 triệu tấn rong biển sargassum, còn được gọi là " thủy triều vàng", tích tụ ở Đại Tây Dương và bốc mùi hôi thối, đang hướng đến bang Florida, Mỹ.

Đăng ngày: 01/03/2023
Lần đầu ghi nhận cá voi sát thủ bắt cóc cá voi con từ loài khác về nuôi

Lần đầu ghi nhận cá voi sát thủ bắt cóc cá voi con từ loài khác về nuôi

Đây rất có thể là một sự kiện hi hữu, xuất phát từ khao khát làm mẹ của một con cá voi sát thủ cái bị vô sinh.

Đăng ngày: 28/02/2023
Quét camera dưới đáy Nam Cực, chuyên gia phát hiện “bữa tiệc” bất thường trong nghĩa địa cá voi

Quét camera dưới đáy Nam Cực, chuyên gia phát hiện “bữa tiệc” bất thường trong nghĩa địa cá voi

Các nhà nghiên cứu không ngờ lại có thể quay được cảnh tượng này ở nghĩa địa cá voi dưới đáy Nam Cực.

Đăng ngày: 27/02/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News