NASA ra mắt bộ đồ phi hành gia thực hiện sứ mệnh Mặt trăng Artemis III
Tại Trung tâm vũ trụ Johnson thuộc thành phố Houston, bang Texas (Mỹ), ngày 15/3, Cơ quan hàng không và vũ trụ (NASA) cùng đối tác là công ty vũ trụ Axiom Space đã cho ra mắt bộ đồ phi hành gia thế hệ mới phục vụ các phi hành gia trong sứ mệnh trở lại Mặt trăng - Artemis III.
Bộ đồ mới có tên gọi Thiết bị Di chuyển thăm dò ngoài hành tinh (xEMU) do Axiom Space thiết kế và sản xuất. (Ảnh: Axiom Space)
Bộ đồ mới có tên gọi Thiết bị Di chuyển thăm dò ngoài hành tinh (xEMU) do Axiom Space thiết kế và sản xuất theo hợp đồng trị giá 225,5 triệu USD đã ký với NASA. Bộ đồ được thiết kế với nhiều tính năng linh hoạt và khả năng bảo vệ nhiệt vượt trội hơn bộ đồ được sử dụng trong sứ mệnh Apollo hơn 50 năm trước, có khả năng chịu lực siêu việt gồm nhiều lớp bảo vệ, ba lô hỗ trợ sự sống, đèn chiếu sáng và máy quay video phân giải cao gắn trên mũ bảo hiểm.
Kỹ sư trưởng của Axiom Space, ông Jim Stein, đã xuất hiện trên sân khấu của NASA trong buổi giới thiệu bộ đồ hành gia này. Bộ đồ giới thiệu có màu đen, viền màu xanh lam và cam để "đánh dấu thiết kế độc quyền". Tuy nhiên, phiên bản cuối cùng sẽ có màu trắng truyền thống để hiệu quả chống lại bức xạ nhiệt từ Mặt trời và bảo vệ phi hành gia khỏi môi trường nhiệt độ khắc nghiệt của Mặt trăng.
Phó Giám đốc chương trình hoạt động ngoài vũ trụ tại Axiom Space, ông Russell Ralston đánh giá ba lô Axios Space trong bộ đồ sẽ đóng vai trò hỗ trợ sự sống di động đảm bảo các phi hành gia có thể làm việc ngoài không gian trong 8 giờ liên tục.
Bộ đồ nhiều lớp gồm 1 lớp rỗng giữ không khí bên trong như một quả bóng bay và 1 lớp cố định để duy trì hình dạng của bộ đồ. Ngoài ra, bộ đồ còn 1 lớp cách nhiệt làm bằng các loại vải khác nhau nhằm bảo vệ phi hành gia khỏi những thay đổi nhiệt độ lớn trên Mặt trăng. Lớp bên ngoài được thiết kế để chống bụi và chống rách khi tiếp xúc đất đá sắc nhọn. Công ty Axiom Space miêu tả bộ đồ mới ra mắt như “cuộc cách mạng” kể từ ngày sứ mệnh Apollo được thực hiện.
Sứ mệnh Artemis III dự kiến diễn ra cuối năm 2025, khoảng 1 năm sau khi sứ mệnh Artemis II đưa con tàu thám hiểm Orion cùng 4 phi hành gia (3 người Mỹ và 1 người Canada) bay vòng quanh Mặt Trăng kết thúc. NASA sẽ công bố danh tính phi hành đoàn trong sứ mệnh lần này vào ngày 3/4 tới. Artemis III sẽ là sứ mệnh đầu tiên đáp xuống vùng cực Nam của Mặt trăng.

Bên trong Mặt trời có những gì khi loài người hạ cánh thành công trên ngôi sao này?
Các nhà khoa học tin rằng trong tương lai, với sự phát triển của khoa học và công nghệ, chúng ta có thể tiếp cận được Mặt trời.

Bằng chứng ngoạn mục mới về “thế giới sự sống ngoài hành tinh”
Một " chiếc nôi sự sống" sôi động và ấm áp, y hệt những gì đã và đang xảy ra trên Trái đất, đã được minh chứng ở thế giới ngoài hành tinh mang vẻ ngoài chết chóc Europa.

Phát hiện nguồn gốc vật thể nặng nhất vũ trụ
Theo Live Science, thông qua mô phỏng giả lập, nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard-Smithsonian tạo ra một lỗ đen khối lượng gấp 300 tỷ lần Mặt trời của chúng ta.

Làm thế nào để quay trở lại tàu vũ trụ nếu các phi hành gia rời khỏi cabin để làm việc và vô tình trôi đi?
Không gian bên ngoài vũ trụ là một môi trường rất nguy hiểm, bao gồm các hạt năng lượng cao, bức xạ mặt trời, vi thiên thạch, vi thiên thạch,...

"Trái tim trên con chip" sẽ du hành vào vũ trụ trên tàu Dragon của SpaceX tối nay
Tàu chở hàng Dragon của SpaceX dự kiến sẽ phóng vào tối 15/3 (giờ Việt Nam), chở gần 2.860kg hàng hóa lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).

NASA phát triển tàu vũ trụ để phá hủy trạm ISS
NASA lên kế hoạch phát triển một con tàu có thể kéo Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) khỏi quỹ đạo và tự hủy khi bay qua khí quyển Trái Đất.
