NASA thử nghiệm bắn đạn vào lá chắn thiên thạch
Các kỹ sư NASA bắn đạn nhỏ vào những miếng vật liệu dự định dùng làm lá chắn thiên thạch cho tàu mang mẫu vật sao Hỏa về Trái đất.
Thử nghiệm dùng súng bắn đạn vào vật liệu làm lá chắn cho tàu vũ trụ tại Cơ sở Thử nghiệm White Sands. (Video: Trung tâm Bay Vũ trụ Goddard thuộc NASA)
Trong các thử nghiệm diễn ra tại Phòng thí nghiệm Thử nghiệm Siêu tốc Từ xa thuộc Cơ sở Thử nghiệm White Sands gần Las Cruces, bang New Mexico, lá chắn phải chịu được những viên đạn bắn với tốc độ cực cao, Space hôm 17/10 đưa tin. Tốc độ này đủ cho máy bay di chuyển từ New York đến San Francisco trong chưa đầy 5 phút, theo Dennis Garcia, kỹ sư thử nghiệm tại White Sands.
Tuy nhiên, tốc độ như vậy vẫn chưa nhanh bằng tốc độ của những thiên thạch và mảnh rác vũ trụ. Vì thế, các kỹ sư phải sử dụng mô hình máy tính để mô phỏng vận tốc thực, có thể lên tới 80 km mỗi giây. Với tốc độ này, dù là bụi cũng có thể gây hư hại cho tàu vũ trụ, theo Bruno Sarli, kỹ sư tại Trung tâm Bay Vũ trụ Goddard thuộc NASA, người giám sát các thử nghiệm.
Lá chắn sẽ bảo vệ tốt hơn nếu được làm từ nhiều lớp mỏng.
Phòng thí nghiệm Thử nghiệm Siêu tốc Từ xa phục vụ NASA từ thời diễn ra chương trình tàu con thoi, cho phép các kỹ sư phát triển những vật liệu bảo vệ Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), tàu chở người thương mại, tàu chở hàng, trước các vụ va chạm với mảnh đá và rác ngoài không gian.
Khẩu súng đặc biệt dùng để bắn những viên đạn nhỏ vào miếng vật liệu lá chắn gồm hai phần, phần thứ nhất sử dụng thuốc súng truyền thống để phóng đạn. Phần thứ hai cung cấp cho viên đạn lực đẩy tăng cường bằng cách đẩy khí hydro độ nén cao vào một ống nhỏ hơn như piston ôtô. Áp suất trong súng cao đến mức có thể phá hủy tòa nhà nếu phát nổ. Các kỹ sư phát hiện, thay vì dùng một khối kim loại dày để ngăn đạn, lá chắn sẽ bảo vệ tốt hơn nếu được làm từ nhiều lớp mỏng.
Tàu vũ trụ mang mẫu vật sao Hỏa do NASA và Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) cùng phát triển, dự kiến mang về Trái đất những mẫu đất đá quý giá mà robot Perseverance của NASA thu thập trên bề mặt hành tinh đỏ. Đây sẽ là nhiệm vụ đầu tiên thuộc loại này, cho phép các nhà khoa học lần đầu tiên nắm trong tay những tảng đá mới khai thác từ hành tinh khác.
Các thiên thạch từ sao Hỏa đôi khi đâm xuống Trái đất, nhưng những tảng đá này đã trải qua hàng triệu hoặc hàng tỷ năm ngoài không gian, bị biến đổi do môi trường khắc nghiệt và bức xạ. Thiên thạch cũng bị ô nhiễm bởi các sinh vật sống khi rơi xuống Trái đất, khiến việc tìm kiếm dấu hiệu sinh vật sống sao Hỏa thực thụ trên những tảng đá này trở nên khó khăn.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

James Webb chụp được "hành tinh từ hư không" cách 2.000 năm ánh sáng
Vật thể không gian nửa hành tinh, nửa sao, khó lý giải và khó tìm kiếm bậc nhất vũ trụ đã lọt vào mắt thần của siêu kính viễn vọng 9 tỉ USD James Webb.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Bão tuyết lộn ngược tạo nên "Trái đất phiên bản ngoài hành tinh"
Các nhà khoa học vừa giải mã bí ẩn về lớp vỏ băng của Europa, mặt trăng sao Mộc mà NASA tin tưởng là có sự sống.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.
