NASA thử nghiệm nạp điện tên lửa mạnh nhất hành tinh

Tên lửa SLS của NASA vượt qua cột mốc quan trọng là thử nghiệm nạp điện tầng trung tâm hôm 29/6 sau nhiều tháng trì hoãn vì Covid-19.

Boeing, công ty được NASA giao phụ trách chế tạo tên lửa, đang thử nghiệm tầng trung tâm của SLS ở Trung tâm Vũ trụ Stennis tại Mississippi. Đây là quá trình bao gồm 8 giai đoạn trong thử nghiệm toàn diện nhằm đánh giá thiết bị của hệ thống, bắt đầu từ tháng 1/2020. Hệ thống phóng vũ trụ (SLS) sẽ là tên lửa đẩy mạnh nhất vũ trụ khi đi vào hoạt động, được thiết kế để đạt tốc độ 2.400km/h. Lịch phóng của SLS là đầu năm 2021.


Tầng lõi tên lửa SLS trên giá đỡ ở Trung tâm Vũ trụ Stennis. (Ảnh: Space).

Thử nghiệm ở cấp cao nhất là vận hành trên mặt đất, trong đó tên lửa sẽ trải qua mọi bước như khi phóng thật trong lúc được buộc chặt. Theo dự kiến, đội ngũ kỹ sư Boeing hy vọng có thể tiến hành thử nghiệm vận hành trên mặt đất vào tháng 10 năm nay, theo Mark Nappi, giám đốc thử nghiệm của Boeing.

Quá trình thử nghiệm bị chậm tiến độ do Covid-19 bùng phát ở Mỹ. Đội kỹ sư mới chỉ hoàn thành một thử nghiệm trước khi những ca nhiễm nCoV bắt đầu xuất hiện trong vùng hồi tháng 3/2020, buộc NASA phải tạm đóng cửa Trung tâm Vũ trụ Stennis. Trung tâm bắt đầu mở cửa trở lại vào giữa tháng 5 và các kỹ sư hoàn thành thử nghiệm thứ hai là nạp điện tầng trung tâm hồi cuối tháng 6.

Thử nghiệm sắp tới là kích hoạt tầng trung tâm giúp đảm bảo phần mềm và những thiết bị điện khác của tên lửa hoạt động bình thường. Tiếp theo, thử nghiệm nhân sự dự kiến diễn ra vào 6/7 sẽ xác nhận đội ngũ kỹ sư có thể kiểm soát tên lửa ở các đợt vận hành thử ngay cả khi hệ thống liên lạc gặp trục trặc. Thử nghiệm sau đó sẽ kiểm tra hệ thống van, hệ thống thủy lực và nhiều bộ phận khác.

Trong thử nghiệm thứ sáu, đội ngũ kỹ sư sẽ diễn tập qua các bước phóng tên lửa. Cuối cùng là hai thử nghiệm bao gồm tổng duyệt vụ phóng và khai hỏa động cơ toàn phần, giúp các kỹ sư đảm bảo phương tiện hoạt động an toàn. Nếu tất cả diễn ra trôi chảy, SLS có thể cất cánh vào năm sau và bay tới Mặt Trăng trong chuyến bay không người lái đầu tiên thuộc chương trình Artemis của NASA, được thiết kế để đưa con người đổ bộ vệ tinh này vào năm 2024.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Đăng ngày: 17/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Tổng quan về sao Thiên Vương

Tổng quan về sao Thiên Vương

Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Đăng ngày: 07/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News