NASA thử nghiệm tấm chắn nhiệt có thể chịu 1.500 độ C

Tấm chắn nhiệt đang được thử nghiệm tại Trung tâm nghiên cứu Ames của NASA ở thung lũng Silicon, California.


Tấm chắn nhiệt chế tạo từ vật liệu Spiderweave. (Ảnh: Patrick Viruel/NASA).

Các nhà nghiên cứu cho biết vật liệu mới để chế tạo tấm chắn nhiệt mang tên Spiderweave cho phép phương tiện bay vào khí quyển của những hành tinh khác an toàn mà không bốc cháy, đồng thời góp phần giải phóng không gian bên trong tàu vũ trụ. Bức ảnh của nhiếp ảnh gia Patrick Viruel ghi hình vật liệu Spiderweave được thử nghiệm cho công nghệ Adaptable, Deployable, Entry and Placement (ADEPT) của NASA, một hệ thống bay qua khí quyển dành cho nhiệm vụ vũ trụ.

Do khí quyển của các hành tinh có thể nóng tới vài nghìn độ C, ADEPT cần tấm chắn nhiệt làm từ vật liệu có thể chịu điều kiện cực hạn mà không nứt hoặc vỡ thành nhiều mảnh. Khác với những vật liệu từng thử nghiệm trước đây do nhiều tấm chắn ghép lại với nhau, Spiderweave được đặt xen kẽ trong tấm chắn, giúp robot tự hành, tàu vũ trụ và nhiều phương tiện du hành không gian tới hành tinh khác an toàn và hiệu quả hơn.

Khi thử nghiệm tại cơ sở của NASA, nhóm phụ trách dự án ADEPT nhận thấy Spiderweave có khả năng chịu nhiệt lên tới 1.500 độ C, tương tự nhiệt độ một phương tiện trải qua khi tiến vào khí quyển. Vật liệu cũng có thể cất gọn khi phóng, góp phần tăng diện tích cho trang thiết bị khoa học mà giới nghiên cứu muốn đem tới hành tinh khác như sao Hỏa. Spiderweave ra đời dựa trên nghiên cứu cũ của dự án ADEPT, bao gồm thử nghiệm tên lửa vào năm 2018.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đăng ngày: 02/07/2025
Đường thay đổi ngày quốc tế

Đường thay đổi ngày quốc tế

Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Đăng ngày: 30/06/2025
Bản đồ trái đất và các hành tinh

Bản đồ trái đất và các hành tinh

Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng.  Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các th&ocirc

Đăng ngày: 29/06/2025
Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.

Đăng ngày: 28/06/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 27/06/2025
10 câu đố vui về vũ trụ

10 câu đố vui về vũ trụ

Khoa học ngày nay tiến nhanh đến mức đôi khi bạn khó lòng nhận ra đâu là sự thực, đâu là giả tưởng. 10 tuyên bố sau đây bấp bênh giữa hai trạng thái này. Với mỗi câu, bạn hãy phân biệt thực tế - viễn tưởng, và tì

Đăng ngày: 24/06/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 21/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News