NASA thử nghiệm tên lửa 98m, chuẩn bị cho sứ mệnh đưa người lên Mặt trăng

NASA tiến hành thử nghiệm tên lửa khổng lồ Hệ thống phóng không gian (SLS) dùng để chở người lên Mặt Trăng vào ngày 1/4.

NASA thử nghiệm tên lửa 98m, chuẩn bị cho sứ mệnh đưa người lên Mặt trăng
Tên lửa SLS sẵn sàng cho thử nghiệm đổ nhiên liệu. (Ảnh: NASA)

Tên lửa SLS được chuyển tới bệ phóng của NASA ở Trung tâm vũ trụ Kennedy cách đây hai tuần sau vài năm chế tạo. Tên lửa này là trụ cột trong kế hoạch đưa phi hành gia NASA trở lại Mặt Trăng lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ và tiếp theo là tới sao Hỏa.

Chuyến bay đầu tiên của SLS sẽ diễn ra vào cuối năm 2022 trong nhiệm vụ Artemis. Tên lửa sẽ phóng khoang tàu vũ trụ Orion không người lái bay vòng quanh Mặt Trăng. Theo dự kiến, hành trình sẽ kéo dài 4 - 6 tuần.

Trước đó, SLS sẽ trải qua hàng loạt thử nghiệm để đảm bảo mọi hệ thống đều hoạt động. Một trong số đó là thử nghiệm bơm nhiên liệu (wet dress rehearsal) diễn ra hôm nay. Thử nghiệm sẽ kéo dài từ ngày 1 đến 3/4. Các kỹ sư sẽ đổ đầy nhiên liệu vào tên lửa và kích hoạt động cơ vài giây trong khi mô phỏng quá trình đếm ngược trước lúc phóng. Tuy nhiên, hoạt động phóng sẽ bị dừng trước khi động cơ khai hỏa.

Vào lúc bắt đầu thử nghiệm, đội ngũ nhân viên NASA sẽ diễn tập khởi động những thiết bị cần thiết như khi phóng tên lửa thực sự. Kiểm soát viên sẽ bắt đầu bật nhiều hệ thống trên tên lửa và thiết bị hỗ trợ trên mặt đất. Sau đó, hơn 2,6 triệu lít nhiên liệu đẩy tên lửa siêu lạnh sẽ được đổ vào bình chứa. Các kỹ sư cũng sẽ luyện tập mô tả tóm tắt thời tiết và kiểm tra trước lúc phóng.

Tuy nhiên, trước lúc động cơ tên lửa khai hỏa, các kiểm soát viên sẽ đẩy trình tự lui lại 10 phút, thực hành đếm ngược lần nữa và dừng phóng. Vài ngày sau đó, SLS sẽ được chuyển khỏi bệ phóng và quay trở lại Tòa nhà lắp ráp phương tiện (VAB) để điều chỉnh và kiểm tra kỹ hơn. Tên lửa sẽ không xuất hiện trên bệ phóng cho tới một tuần trước ngày phóng được ấn định. Tên lửa SLS cao 98 m, nặng 2,6 triệu kg. Khi phóng, tên lửa sẽ tạo ra lực đẩy 39 triệu newton.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Chụp thành công ảnh phi hành gia đang

Chụp thành công ảnh phi hành gia đang "spacewalk" ngoài trạm vũ trụ ISS từ... Trái đất

Nhà nhiếp ảnh thiên văn Voltmer đã có bức ảnh để đời khi chụp trạm vũ trụ ISS từ Trái Đất, cách 408 km.

Đăng ngày: 04/04/2022
Ngôi sao đang chết giải phóng các vòng tròn bí ẩn

Ngôi sao đang chết giải phóng các vòng tròn bí ẩn

Các nhà thiên văn học phát hiện ngôi sao khổng lồ đỏ V Hydrae đang giải phóng những vòng khói kỳ lạ như sương mù trước khi phát nổ.

Đăng ngày: 04/04/2022
Kính viễn vọng vô tuyến đường kính gấp 30 lần Trái Đất

Kính viễn vọng vô tuyến đường kính gấp 30 lần Trái Đất

Trung Quốc sẽ phóng một đài quan sát quay quanh Mặt Trăng để tạo ra kính viễn vọng vô tuyến đường kính 400.000 km.

Đăng ngày: 03/04/2022
Tàu Blue Origin chở 6 hành khách lên độ cao 100km

Tàu Blue Origin chở 6 hành khách lên độ cao 100km

Hệ thống tên lửa và tàu New Shepard cất cánh thành công tại bãi phóng Launch Site One của Blue Origin, Tây Texas, lúc 20h58 hôm 31/3 (giờ Hà Nội).

Đăng ngày: 02/04/2022
Ý tưởng bọc toàn bộ sao Kim để xây

Ý tưởng bọc toàn bộ sao Kim để xây "thành phố trên mây"

Nhà khoa học NASA nêu ý tưởng chế tạo những khối gạch rỗng lơ lửng ở độ cao 48 km trên sao Kim, tạo thành móng để xây thành phố.

Đăng ngày: 01/04/2022
Có thể đang có sinh vật sống ở mặt trăng sao Mộc Europa

Có thể đang có sinh vật sống ở mặt trăng sao Mộc Europa

Bằng cách tìm ra con đường vận chuyển oxy từ bề mặt xuống đại dương ngầm, nhóm khoa học gia Mỹ có lẽ đã tháo bỏ rào cản cuối cùng về khả năng sinh sống của mặt trăng sao Mộc Europa.

Đăng ngày: 01/04/2022
Các thiên văn học đã thu hẹp được vị trí của hành tinh bí ẩn nhất trong Hệ Mặt trời

Các thiên văn học đã thu hẹp được vị trí của hành tinh bí ẩn nhất trong Hệ Mặt trời

Hành tinh số 9 là một hành tinh giả định có kích thước bằng Sao Hải Vương.

Đăng ngày: 01/04/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News